- Rau có vị ngọt, giòn thích hợp cho bé ăn dặm, nấu cháo, bột.
- Khối lượng 1kg
- Độ nảy mầm: > 80%.
- Độ sạch: > 98%.
- Độ ẩm: <10%..
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Tác dụng rau mầm củ cải ngọt Tác dụng của rau mầm củ cải đối với sức khỏe sẽ không bị giảm đi nếu chúng được dùng làm rau ăn sống. Họ nhà cải được xếp vào một trong những loại rau chứa nhiều Vitamin nhất do vậy khi cần bổ xung thêm Vitamin để tăng cường sức khỏe bạn hãy nhớ đến rau mầm. Chế biến món ăn : Rau củ cải mầm được sử dụng trong việc chế biến thành các món ăn đa dạng như xào, lẩu, súp, các món cuộn, trộn salad hay ăn kèm cùng các loại bánh, thịt, hải sản,…
Cách trồng RAU MẦM CỦ CẢI TRẮNG - GIÀU DINH DƯỠNG
Bước 1: Ngâm hạt Chỉ nên lấy khoảng 2 – 3 muỗng nhỏ hạt giống vì sau đó cây mầm sẽ phát triển và chiếm đủ diện tích của lọ và khay trồng của bạn. Hạt giống rửa sạch ngâm nước ấm (45÷50 độ C) trong thời gian 2÷5h (tùy loại hạt: hạt dày vỏ ngâm lâu, hạt mỏng vỏ ngâm thời gian ít hơn).
Bước 2 Làm giá thể Khay xốp cho giá thể vào dày khoảng 2÷3cm. Làm cho bề mặt bằng phẳng để tránh bị dồn hạt khi gieo. Sau đó phun nước cho ướt giá thể. Trải giấy thấm lên trên bề mặt giá thể và phun nước lần 2.
Bước 3: Gieo hạt Gieo hạt giống bằng tay đều lên bề mặt giá thể. Mật độ gieo tùy thuộc vào loại hạt giống, nhưng trung bình khoảng 10gr hạt / 40cm2 bề mặt giá thể. Tưới phun nhẹ một lần nữa. Dùng một tấm bìa cứng đậy bề mặt khay trong 2 ngày.
Bước 4: Chăm sóc cây Sau 2 - 3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp và mưa trực tiếp. Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, ngày 2 lần buổi sáng sớm và buổi chiều mát, tưới phun sương đều trên mặt khay.
Bước 5: Thu hoạch Dùng dao bén cắt sát gốc cây rau mầm (hoặc nhổ rau lên khỏi mặt đất, dùng kéo cắt bỏ rễ). Rửa lại bằng nước sạch và sử dụng được ngay. Chú ý: nếu rau chưa sử dụng liền thì không nên rửa mà cho vào bao để trong ngăn mát của tủ lạnh.Có thể bảo quản trong tủ lạnh 3 - 5 ngày.