Giới thiệu 500gr Hạt giống Củ cải muối dưa hà nội cao sản
HẠT GIỐNG CỦ CẢI MUỐI DƯA HÀ NỘI (NN54) - 500G Đặc tính giống: Cây sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, năng suất và độ đồng đều cao, không rỗng ruột, chậm trổ bông. Củ dài trung bình 15 - 18 cm, thường được sử dụng để muối dưa. - Thời vụ trồng: Quanh năm, chính vụ Đông - Xuân. - Thời gian thu hoạch: Trồng để muối dưa 25 - 30 ngày, lấy củ 45 - 50 ngày. - Mật độ, khoảng cách trồng: cây x cây 10 cm, hàng x hàng 20 cm. - Lượng giống cần thiết: 8 - 12 kg/ha.
Kỹ thuật trồng Củ cải muối dưa Hà Nội Cải củ là loại rau thuộc họ thập tự, dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm. * Thời vụ: quanh năm, chính vụ Đông – Xuân. * Chuẩn bị đất và lên luống: - Cây cải củ cho phần thu hoạch là củ, nên để đạt được năng suất cao cần tạo điều kiện để củ sinh trưởng tốt nhất. Chọn đất thịt nhẹ hoặc cát pha, tơi xốp, nhiều mùn (cây cải củ trồng tốt nhất trên đất phù sa nhiều mùn), cách ly khu vực có chất thải, cách xa đường quốc lộ ít nhất 100 m, không tồn dư hóa chất độc hại và kim loại nặng. - Đất cày cuốc sâu, để phơi ải ít nhất 1 tuần. Sau đó, làm tơi đất, nhặt sạch cỏ dại và các loại gạch vụn, sỏi, đá. - Lên luống: rộng 1,2 – 1,5 m; rãnh 30 – 40 cm; cao 20 – 25 cm . * Xử lý hạt giống: ngâm hạt trong nước ấm (3 sôi, 2 lạnh) trong 4 – 6h sau đó đem rửa sạch, ủ trong khăn ẩm. Khi hạt nứt nanh đem gieo. * Gieo hạt: rạch hàng cách nhau 20 cm, rải hạt đều cách nhau 10 – 15 cm, sau đó lấp 1 lớp đất mỏng để phủ kín hạt. * Chăm sóc: - Tưới nước: Cây cải củ ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng. Do vậy, cần cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh ngập úng gốc sẽ làm ảnh hưởng đến rễ và củ. Cứ 2 ngày tưới 1 lần bằng nước sạch (nếu trời mát), trời nắng ngày tưới 1 lần. - Vun xới: Cây cải củ có đặc điểm là khi hình thành củ, củ thường trồi lên mặt luống làm cho vỏ củ sần sùi, không sáng mã. Để cây cải củ có củ to, sáng mã cần phủ rơm rạ ngay từ sau khi gieo để giữ ẩm thường xuyên và tiến hành vun luống kết hợp cới cá lần bón thúc cho cây. * Bón phân (1 ha): 12 – 15 tấn phân chuồng hoai mục, 30 – 50 kg supe lân, 65 – 100 kg đạm urê, 50 – 65 kg kali. - Bón lót: toàn bộ phân chuồng và supe lân. - Bón thúc: + Bón thúc lần 1: Khi cây có 2 – 3 lá thật. + Bón thúc lần 2: Sau lần 1 khoảng 5 – 7 ngày. + Bón thúc lần 3: Khi củ đang sinh trưởng mạnh (củ to bằng ngón tay cáí). * Lưu ý: Ngừng bón phân đạm ít nhất 21 ngày trước khi thu hoạch. * Phòng trừ sâu bệnh - Cây cải củ rất dễ bị rệp và bọ nhảy phá hại, cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời để không làm ảnh hưởng đến năng suất. Có thể sử dụng các loại bẫy bả sinh học và thuốc trừ sâu sinh học để phòng trừ. - Nếu ruộng trồng cải củ kém thoát nước, bón thúc quá nhiều phân đạm hoặc để cây quá dày, sẽ xuất hiện bệnh thối nhũn. Ngoài ra, cây cải củ thường bị các bệnh lở cổ rễ, phấn trắng và cháy lá gây hại. - Để hạn chế sâu bệnh hại trên cây cải củ, không nên gieo 2- 3 đợt cải củ và các cây họ cải khác liên tục trên cùng một diện tích