Việc hiểu biết về cấu tạo và đặc điểm bình chữa cháy bột sẽ giúp cho việc sử dụng bình chữa cháy bột có hiệu quả hơn, nhằm đảm bảo an toàn cũng như bảo vệ của cải vật chất cho chính mình, xã hội. 1. Đặc điểm Vỏ bình làm bằng thép, có dạng hình trụ. Bên trong chứa bột khô. Khí đẩy được nén trực tiếp trong bình. Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả cùng với khoá van và đồng hồ đo áp lực. Vòi và loa phun liền với cụm van xả. 2. Giải thích ký hiệu ghi trên vỏ bình – Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể: + A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi… + B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu… + C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),… – Số 4 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam. 3. Tính năng tác dụng và đặc tính kỹ thuật của bình bột chữa cháy Bình chữa cháy ABC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy… Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh. Đặc tính kỹ thuật Kí hiệu Trọng lượng bột Áp lực khí nén ở 200C (MPa) Thời gian phun hết (giây) Cự ly phun MFZL-4 4 1,47 8 2.5 4. Nguyên lý chữa cháy Khi mở van bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt 5. Cách sử dụng Khi xảy ra cháy, mang bình đến gần đám cháy, dốc ngược bình, lắc mạnh khoảng 5 -7 lần, sau đó rút chốt bảo hiểm, một tay cầm vòi phun hướng vào đám cháy, một tay mở van phun bột trùm vào ngọn lửa. *****Lưu ý: Khi chữa cháy các đám cháy ngoài trời phải đứng xuôi chiều gió. 6. Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng – Định kỳ 6 tháng một lần kiểm tra áp lực khí nén trong bình thông qua đồng hồ đo áp lực. Nếu kim đồng hồ chỉ dưới vạch giới hạn (vạch màu đỏ) thì phải nạp lại bình.
– Để bình ở nơi dễ thấy, dễ lấy, tiện sử dụng, không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá +550 C, nơi có chất ăn mòn. – Bình đã sử dụng chữa cháy hoặc đã hết khí thì nhất thiết phải nạp lại. 5. Cách sử dụng Khi xảy ra cháy, mang bình đến gần đám cháy, dốc ngược bình, lắc mạnh khoảng 5 -7 lần, sau đó rút chốt bảo hiểm, một tay cầm vòi phun hướng vào đám cháy, một tay mở van phun bột trùm vào ngọn lửa. Lưu ý: Khi chữa cháy các đám cháy ngoài trời phải đứng xuôi chiều gió. 6. Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng – Định kỳ 6 tháng một lần kiểm tra áp lực khí nén trong bình thông qua đồng hồ đo áp lực. Nếu kim đồng hồ chỉ dưới vạch giới hạn (vạch màu đỏ) thì phải nạp lại bình. – Để bình ở nơi dễ thấy, dễ lấy, tiện sử dụng, không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá +550 C, nơi có chất ăn mòn. – Bình đã sử dụng chữa cháy hoặc đã hết khí thì nhất thiết phải nạp lại. #binhchuachay #Pccc #binhchuachayacb