Bảo quản : Nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh ánh nắng trực tiếp Chất liệu: Dầu cọ, dầu stearin cọ và dầu đậu nàng tinh luyện, Hương bơ, nước và muối. Nguồn gốc: Việt Nam Đóng gói: 500g Sử dụng : Dùng cho công nghiệp chế biến bánh kẹo, cà phê, ăn với bánh mì, chiên, xào, thích hợp dùng cho người ăn chay Trọng lượng : 20kg Hạn Sử Dụng : in Trên bao bì sản phẩm Chỉ tiêu chất lượng: Hàm lượng chất béo 80% tối thiểu Hàm lượng các chất dễ bay hơi 16% tối đa Công dụng: Chuyên dùng để làm bánh Bơ thực vật (magarine) là gì? Bơ thực vật được sản xuất từ dầu thực vật, xuất hiện từ những năm thuộc thế kỉ 19, ban đầu bơ không được sử dụng rộng rãi bởi hương vị không đậm đà như bơ động vật. Mãi cho đến thế kỉ thứ 20 những quy trình sản xuất bơ thực vật mới hoàn thiện trong việc đảm bảo an toàn và có thể mô phỏng được một phần hương vị của bơ động vật. Đặc điểm: Hầu hết margarine được làm từ chất béo thực vật, cũng có những nơi sản xuất người ta pha trộn thêm sữa và mỡ động vật, tuy nhiên hương vị của margarine không được đậm đà như bơ. Công dụng: Margarine thông thường được sử dụng thay thế cho bơ trong nấu ăn và làm bánh, không thích hợp để chiên xào vì hàm lượng nước có trong margarine khá cao. Margarine phù hợp cho làm bánh, tuy nhiên không nên dùng để thoa vào khuôn bánh nhằm chống dính vì nó dễ tan chảy và trở nên rít khi gặp nhiệt độ cao. Nhược điểm của bơ thực vật: – Bơ dễ tan chảy và dễ gây bỏng nên không dùng trong chiên xào – Không chịu được nhiệt độ: Nhiệt độ nóng chảy của bơ thực vật thấp hơn bơ động vật, do vậy mà có một vài loại bánh không thể sử dụng được. – Không dùng để chiên xào: Tỉ lệ nước trong bơ cao, dễ gây bỏng. – Hương vị không đậm đà: Bơ thực vật thường không có nhiều hương vị nên bánh sẽ không đạt được hương vị như mong muốn, do đó bơ thực vật thường được sử dụng trong ăn kèm với bánh mì, bánh cán lớp….
Bơ thực vật được sản xuất như thế nào? Thực tế bơ thực vật có quá trình sản xuất khá phức tạp: Bước 1: Thu dầu từ những loại quả, hạt có chứa dầu, kiểm tra tinh khiết dầu để loại bỏ thành phần không cần đến. Bước 2: Đưa dầu vào hệ thống máy móc để tiến hành phản ứng hydro hóa, quá trình này sẽ tác dụng thêm hydro vào chất béo ở thể lỏng, nhờ chất xúc tác để chuyển hóa qua thể rắn. Bước 3: Thực hiện những phản ứng tổng hợp để thu được bơ an toàn cho sức khỏe. Thực chất sau khi chuyển hóa thành thể rắn ở bước 2 sản phẩm cho ra đã có thể gọi là bơ. Bước 4: Trộn thêm skim milk (sữa gầy, được tách ra từ sữa động vật) đã thực hiện lên men hoặc không lên men, thêm một số vitamin và các khoáng chất, phụ gia tạo màu, hương liệu, chất nhũ hóa nhằm phân phối đều nước và chất béo. Bước 5: Cân bằng độ ẩm để tạo thành sản phẩm cuối cùng, bơ có thể để nhạt hoặc thêm muối. Các loại bơ thực vật: a, Loại bơ tổng hợp: Được sản xuất tổng hợp của nhiều loại dầu pha trộn với nhau, hầu hết những loại bánh làm có nguyên liệu bơ động vật đều có thể sử dụng loại này được (tuy nhiên mù