Giới thiệu Bột trét bả matit vàng ATM bột bả sơn ô tô
-Matít vàng ATM bả mỏng “ATM” là một hợp chất đặc biệt gồm hai thành phần, được đặc chế từ nguyên chất Polyester Resin 100% và chất làm làm cứng Hardenner. Đây là loại ATM matít Vàng bả mỏng có chất lượng tuyệt hảo chuyên dùng để sửa chữa và tân trang những khiếm khuyết trên kim loại như than xe ô tô, xe máy, hoặc trên các bề mặt khác bằng gỗ,bằng tre, … giúp tái tạo lại bề mặt của vật sử dụng được liền láng, đồng nhất, mới đẹp và đem đến sự hài long, thoải mái cho chủ nhân. Matít ATM dễ sử dụng, dễ xả nhanh, khô nhanh và hiệu quả cao với khả năng kết dính và dẻo dai tuyệt vời.
Hướng dẫn sử dụng: 1. Xác định lượng matit cần dùng
- Xác định đúng lượng matit cần dùng yêu cầu thợ sơn phải có kinh nghiệm và tính toán chính xác. Nếu lấy matit quá nhiều sẽ gây tiêu hao vật tư vì matit bị đông cứng rất nhanh sau khi trộn đóng rắn, còn nếu lấy quá ít sẽ làm cho quá trình trộn và bả matit kéo dài hơn.
2. Trộn bả matit
Bước 1. Lấy matit ra: Thành phần của matit là dung môi, nhựa và chất màu tách rời độc lập trong hộp. Vì matit không thể sử dụng ở trạng thái tách rời, nó phải được trộn đều trước khi lấy ra khỏi hộp, áp dụng tương tự đối với chất đóng rắn. Đưa lượng matit cần thiết lên tấm trộn. Sau đó bổ sung chất đóng rắn vừa đủ dựa trên tỷ lệ trộn tiêu chuẩn. Đừng lấy quá nhiều matit ra một lần, thậm chí nếu bạn cần bả matit trên diện tích lớn thì lúc đầu chỉ lấy ra đủ dùng bằng quả trứng, sau đó sẽ bổ xung thêm nếu thiếu. Bước 2. Trộn Matit: Dùng dao trộn đều matit và đóng rắn, khi trộn cẩn thận để không khí không trộn lẫn vào matit.
Chú ý: Đậy lại nắp hộp ngay sau khi sử dụng để ngăn cho dung môi không bay hơi. Không được gạt matit dính lên miệng bình. Không được bóp tuýp chất đóng rắn trực tiếp lên matit gốc. Quá trình đông cứng ngay sau khi cho chất đóng rắn vào matit. 3. Kỹ thuật bả matit Bước 1. Cách cầm dao bả matit: Không có cách đặc biệt nào để cầm dao bả, mỗi người sẽ có một cách sử dụng để phù hợp và thuận tiện nhất với bản thân.
Bước 2. Bả matit: Không bả nhiều matit ngay một lần. Tùy vào vị trí và hình dạng của khu vực cần bả, tốt nhất là bả matit qua một vài lần.
Ở lần đầu, giữ dao bả gần như vuông góc và miết matit ép vào bề mặt cần sửa chữa để bả lớp matit mỏng, đảm bảo matit điền vào lỗ rỗ và thậm chí các vết xướt nhỏ nhất để tăng độ bám dính. Lần thứ hai và thứ ba, nghiêng dao bả một góc khoảng 35 đến 45 độ và bả lượng matit nhiều hơn mức cần thiết một ít. Mở rộng dần dần diện tích bả matit sau mỗi lần bả. Nên bả quanh các mép một lớp mỏng hơn, để dao hơi nghiên một chút để không tạo ra lớp dày ở mép. Lần bả cuối cùng, giữ dao bả gần như áp sát xuống bề mặt làm việc và làm phẳng bề mặt. Chú ý: Khi xúc matit lên dao bả, chỉ nên có matit ở giữa lưỡi dao bả. Không được miết dao bả chỉ theo một hướng. Bả matit tốt nhất là nên cao hơn bề mặt gốc một chút. Không nên tạo bề mặt lượn sóng khi bả matit. Matit phải bả trên các bề mặt có vết xước mài. Matit phải được bả xong trong vòng 3 phút sau khi trộn.