Giới thiệu Cảm Biến Vị Trí Trục Cam Mitsubishi Grandis CPS hàng OEM MR578768 J5T30771
Video giới thiệu sản phẩm Cảm Biến Vị Trí Trục Cam Mitsubishi Grandis CPS hàng OEM MR578768 J5T30771. Nguồn: Shopee.
Cảm Biến Vị Trí Trục Cam Mitsubishi Grandis CPS hàng OEM MR578768 J5T30771 Cảm biến vị trí trục cam CPS nắm một vai trò quan trọng trong hệ thống điều khiển của động cơ. ECU sử dụng tín hiệu này để xác định điểm chết trên của máy số 1 hoặc các máy, đồng thời xác định vị trí của trục cam để xác định thời điểm đánh lửa (với động cơ xăng) hay thời điểm phun nhiên liệu (động cơ phun dầu điện tử Common rail) cho chính xác. Với những động cơ đời mới hiện nay được trang bị thêm hệ thống điều khiển trục cam biến thiên thông minh cảm biến trục cam còn đóng vai trò giám sát sự hoạt động của hệ thống điều khiển trục cam biến thiên, ECU sử dụng tín hiệu của cảm biến này để xác định rằng hệ thống Trục cam biến thiên có đang làm việc đúng như tín hiệu từ hộp ECU điều khiển hay không. Cảm biến vị trí trục cam trên ô tô thường có 2 loại Loại cảm biến hiệu ứng điện từ Loại cảm biến hiệu ứng Hall + Cảm biến loại Quang (sử dụng trong bộ chia điện) Xe đời mới hiện nay đa số sử dụng loại Hall được cấu tạo bởi những bộ phận chính là một phần tử Hall đặt ở đầu cảm biến, một nam châm vĩnh cửu và một IC tổ hợp nằm trong cảm biến. Khi trục khuỷu quay, thông qua dây cam dẫn động làm trục cam quay theo, trên trục cam có 1 vành tạo xung có các vấu cực, các vấu cực này quét qua đầu cảm biến, khép kín mạch từ và cảm biến tạo ra 1 xung tín hiệu gửi về ECU để ECU nhận biết được điểm chết trên của xi lanh số 1 hay các máy khác. Số lượng vấu cực trên vành tạo xung của trục cam khác nhau tùy theo mỗi động cơ. – Phân loại: + Cảm biến trục cam loại Điện từ: Tạo ra loại xung có dạng hình sin, Xung này có điện áp từ 0,5-4,5V. + Cảm biến trục cam loại Hall: Tạo ra loại xung có dạng vuông. +Cảm biến loại Quang (sử dụng trong bộ chia điện): Tạo ra loại xung có dạng vuông. – Đo điện trở cuộn dây khoảng 400Ω-1000Ω – Loại cảm biến điện từ nằm trong denco (xe đời cũ) có điện trở thấp hơn, sấp xỉ khoảng 200Ω-300Ω) – Loại cảm biến Hall thì có điện trở không giống nhau giữa các xe. – Khe hở không khí giữa đầu cảm biến và vấu cực tạo xung khoảng 0.5-2mm mạch điện của cảm biến: Mạch điện cảm biến trục cam loại điện từ (2 dây, không cần nguồn cấp), có những xe đời mới sử dụng thêm 1 dây nối mass bọc xung quanh 2 dây tín hiệu để chống nhiễu tín hiệu. Mạch điện cảm biến vị trí trục cam loại Hall gồm 3 dây, (1 dây nguồn cấp cho cảm biến (5v hoặc 12v), 1 dây mass cảm biến và 1 dây tín hiệu gửi về ECU) Vị trí của cảm biến: Trên nắp dàn cò hoặc ngang bên cạnh nắp dàn cò. – Đối với loại cảm biến Từ: + Chúng ta sử dụng đồng hồ VOM kiểm tra điện trở của cuộn dây và so sánh nó với giá trị điện trở của nó trong tài liệu hướng dẫn sửa chữa ô tô bạn đang sửa + Kiểm tra khe hở từ nằm trong khoảng: 0,5mm-1,5mm Kiểm tra tín hiệu của cảm biến bằng đồng hồ đo VOM như sau: + B1: Dùng đồng hồ VOM điện tử và bật trở về ở nấc thang đo 2,5 DCV, đặt 2 đầu que đo vào 2 chân của cảm biến. + B2: Sử dụng một thanh kim loại (chiếc cờ lê) quét qua đầu cảm biến liên tục và nhìn thấy kim đồng hồ vung lên và trả về liên t