Thanh Cầu Đôi Láng Lớn diện chẩn Mô tả chung: Diện chẩn là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da trên vùng mặt và toàn thân bằng cách tác động lên những điểm rất nhạy cảm (gọi là Sinh Huyệt hay Điểm đau) và vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân dựa trên các Đồ Hình Phản Chiếu.
Hiện nay, Diện chẩn không chỉ là chẩn đoán trên khuôn mặt, mà dựa trên thuyết Đồng ứng, đã mở rộng việc chẩn đoán và trị liệu ra toàn thân, đặc biệt là trên bàn tay, cánh tay, bàn chân…từ đó có thể tác động trên vùng mặt, bàn tay, bàn chân, cánh tay, cổ tay để hỗ trợ việc trị liệu các vấn đề về sức khỏe của toàn thân.
NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ THỦ PHÁP LĂN TRONG DIỆN CHẨN
- Lăn là động tác cầm các dụng cụ lăn một cách thoải mái, đặt trên da một góc 45 độ (xéo góc với mặt da).
Bình thường ta có thể lăn hai chiều - tới, lui (lên, xuống). Nhưng trong một số trường hợp cần phải lăn đúng chiều: Chỉ lăn từ dưới lên hay từ ngoài vào trong là Dương
. Chỉ lăn từ trên xuống hay từ trong ra ngoài là Âm. Đây là điều quan trọng cần lưu ý trong khi dùng thủ pháp lăn, gạch hay cào.
- Sức ấn tay khi lăn cũng vừa phải, không cần đè mạnh và mỗi lần lăn chỉ từ 20 - 30 cái là đủ và mỗi ngày chỉ cần lăn 2 - 3 lần. Đây là thủ pháp căn bản đơn giản nhất của Diện Chẩn.
Lăn trên da nhẹ nhàng từ 30- 40 tiếng đếm sau đó đổi vị trí khác. Một ngày có thể lăn 3 đợt như vậy hoặc đau nhức lúc nào lăn lúc đó. Nếu lăn trên bụng giảm béo thì nên lăn lâu hơn từ 50 -60 tiếng đếm hoặc khi da ửng hồng lên, lăn giảm béo thì nên kiên trì sử dụng đều đăn hàng ngày.
NGUYÊN TẮC DÙNG CÁC DỤNG CỤ DIỆN CHẨN.
- Các dụng cụ có kết cấu bằng kim loại ( như cây lăn đồng, lăn đinh Inox...) lại có tính Âm (mát) phù hợp với người bệnh có thể tạng Dương (nóng) và có hiệu quả tốt với các bệnh Sốt, nóng, ho …
- Các dụng cụ bằng sừng - nhựa cao cấp: mang tính Dương (phát tán ra ngoài), có tác dụng làm ấm, nóng cơ thể, kích thích huyệt đạo, làm máu huyết lưu thông, có tác dụng tốt cho các bệnh suy nhược, mệt mỏi, tạo hưng phấn.
Trong việc sử dụng các dụng cụ Dien Chan day, ấn, gạch… ta cần tìm ra những vùng hay điểm nhạy cảm (Điểm phản xạ hay Sinh huyệt: có cảm giác đau khi đụng đến) tại các nơi phản chiếu (dưới dạng đồ hình) của các bộ phận hay cơ quan đang bị đau nơi vùng mặt, đầu, loa tai, bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân, lưng… hay chính nơi đau để tác động. Điểm đau hay Sinh huyệt, chính là nơi cần tác động để chữa bệnh, vì khi tác động ta sẽ làm khí huyết lưu thông (Thông tắc bất thống).
Muốn tìm Sinh huyệt, ta cầm que dò thẳng góc da mặt, vạch từng đoạn ngắn (1-2cm) tìm điểm nào đau thốn nhất trong các điểm đau: Đó là Sinh Huyệt. Trong trường hợp không biết hay chưa quen tìm ra Sinh huyệt, ta có thể tác động ngay chỗ đau ( đau đâu làm đó) hoặc vào những nơi tương ứng với các bộ phận đang đau, dựa trên các đồ hình phản chiếu (Trên mặt, lưng, ngực, bàn tay) hay đồ hình đồng ứng (Có hình dáng tương tự) cũng đem lại hiệu quả.
Nếu bệnh nhân hợp với cách điều trị nào, thì ngay sau khi tác động the