Các kỹ thuật khuôn khác nhau giúp nhà sản xuất làm ra hàng loạt sản phẩm giống nhau trong thời gian ngắn gồm có ép phun, ép nén, ép đùn, thổi và đổ khuôn. Ngoài vật liệu làm khuôn và vật liệu sản xuất ra sản phẩm, người ta còn phải sử dụng chất chống dính khuôn (còn gọi là chất tách khuôn) là lớp giữa khuôn và sản phẩm, tạo ra hiệu ứng trượt để tách sản phẩm ra khỏi khuôn dễ dàng.
Chất chống dính khuônthường là một loại dầu được quét lên mặt trong của khuôn, giống như quét bơ vào đáy chảo trước khi nướng bánh. Tuy nhiên, với các vật liệu và kỹ thuật gia công khác nhau thì các thành phần hóa chất phối hợp trong công thức chống dính phải khác nhau để đạt được hiệu quả tách khuôn cao nhất.
Các loại chất chống dính khuôn
Khi lựa chọn chất chống dính khuôn thì phải quan tâm đến vật liệu khuôn, ví dụ như kim loại phản ứng các chất bôi trơn khác so với polymer. Chất bôi trơn không ảnh hưởng đến khuôn, nhưng phải có tác động hóa học (có thể là phản ứng hóa học) đến vật liệu sản xuất ra sản phẩm. Chất bôi trơn cũng cần thêm một số chức năng phụ như tạo ra bề mặt khuôn bóng hoặc mờ. Nếu vật liệu khuôn kết hợp từ nhiều loại vật liệu khác nhau, có cấu trúc hóa học phức tạp thì yêu cầu chất chống dính khuôn cũng phức tạp hơn, phải kết hợp được các hiệu ứng trượt khác nhau. Một yếu tố quan trọng nữa là chất chống dính không bám dính lên bề mặt khuôn cũng như sản phẩm. Sử dụng chất chống dính khuôn
Chất chống dính khuôn thường được phun, quét, nhúng vải lau lên bề mặt khuôn tùy vào chất chống dính, kỹ thuật gia công và điều kiện sản xuất. Một số loại chống dính cần phải phủ một lớp dày trong khi có loại cần thời gian khô kéo dài (chậm) mới đạt được hiệu quả.
Xu hướng sản xuất chất chống dính
Một số loại chất chống dính vẫn còn chứa các thành phần hóa chất độc hại nên xu hướng tới là phải sản xuất chất chống dính “xanh”. Tuy nhiên cho đến hiện nay, chất chống dính gốc nước chỉ thay thế được một phần hiệu quả nó không cao bằng chống dính dung môi và thường yêu cầu nhiệt để bay hơi nước.