Giới thiệu COMBO 10 GÓI THẢO DƯỢC XÔNG HƠI,NGÂM CHÂN
Xông hơi được xem là phương pháp phục hồi cơ thể nhanh nhất, tránh suy nhược và tăng sức đề kháng cơ thể. Đặc biết tốt đối với các mẹ sau sinh
1. Thành phần Lá xông hơi bao gồm các loại lá từ thiên nhiên đã được chọn lọc, sấy khô và bảo quản: ngũ trảo, bạc hà, hương nhu, lá sả, vỏ bưởi, đinh lăng, ngải cứu, gừng...
2. Công dụng - Giúp phục hồi, cải thiện sức khỏe nhanh chóng. - Giúp giữ ấm và loại bỏ độc tố trong cơ thể. - Giúp giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng. - Giúp làm đẹp da, se khít lỗ chân lông. - Chống viêm nhiễm và hạn chế mắc các bệnh ngoài da. - Khử mùi cơ thể, làm dịu cơn đau nhức sau khi vượt cạn.
3. Thời gian xông hơi Không phải cứ mua lá xông về tự xông là có hiệu quả mà chúng ta phải thực hiện các bước đúng cách cũng như chú ý thời gian để hiệu quả xông được phát huy tối đa. - Thời gian xông hơi tốt nhất nên vào buổi chiều từ khoảng 3-4h. - Thời gian xông không nên quá từ 10-15 phút.
Riêng với phụ nữ sau sinh: việc xông hơi cũng còn phụ thuộc sinh thường hay sinh mổ - Đối với sinh thường: Sau sinh 3 ngày, các chị em có thể bắt đầu xông và sau ngày hôm sau có thể tắm sạch. Bên cạnh đó, nên hạn chế kiêng cữ không tắm vì như vậy sẽ dễ gây nhiễm trùng hoặc gây viêm nhiễm vùng kín sau sinh. - Đối với sinh mổ: Sử dụng lá xông cho bà đẻ khi sinh mổ cần chú ý đến vết thương, thường thì hơn 7 ngày vết thương sẽ khô và có thể tiến hành xông hơi.
4. Hướng dẫn sử dụng Một số lưu ý quan trọng khi xông - Nơi xông phải đảm bảo kín gió - Nên mặc đồ rộng, thoáng mát hoặc có thể là đồ lót giúp việc thoát hơi ra bên ngoài dễ dàng. - Tránh hơi bốc ra bên ngoài vì hiệu quả sẽ giảm xuống. - Xông quá lâu có thể gây nhiễm lạnh - Không xông khi vừa mới ăn no - Không tắm sau khi vừa mới xông hơi. - Nếu có những biểu hiện mệt mỏi sau khi xông hơi thì không nên tiếp tục xông và hãy đi khám bác sĩ. Những trường hợp sau không được xông - Người bị huyết áp cao, đang trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang mang thai.