- Đặc tính giống: Kháng bệnh tốt, cây sinh trưởng mạnh, quả dài, vỏ quả có sọc đậm, vỏ mỏng và dai thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản, thịt quả có màu đỏ đậm, ít hạt, ruột chắc, quả nặng 3,5-5 kg - Thời vụ trồng: Quanh năm. Chính vụ Xuân hè - Thời gian thu hoạch: 60-65 ngày sau trồng. - Mật độ, khoảng cách trồng: 4-4,5 m x 0,4-0,5 m - Lượng giống cần thiết: 18-22 g/sào bắc bộ (360 m2). Kỹ thuật trồng Dưa hấu * Thời vụ: - Vụ sớm: Gieo trồng vào tháng 10 dương lịch - Vụ chính: Gieo trồng tháng 11 dương lịch - Vụ Hè: Gieo trồng vào tháng 02- 05 dương lịch. * Gieo hạt, ươm cây con - Ủ hạt: ngâm trong nước ấm khoảng 4-6 giờ, vớt hạt ra, rửa sạch nhớt rồi gói hạt trong khăn ẩm, ủ hạt 24-36 giờ ở nhiệt độ 28-30oC cho nảy mầm. - Gieo bầu: Gieo hạt trong bầu là thuận lợi nhất, tiện cho việc chăm sóc cây con, tiết kiệm hạt giống và có thời gian chuẩn bị đất trồng chu đáo hơn. * Làm đất, trồng cây - Chuẩn bị đất: Nếu trồng trên đất ruộng lúa, nên làm đất sau khi thu hoạch lúa. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật. - Lên luống: Khoảng cách luống thường 2,5-3 m cho luống đơn và 4,5-6 m cho luống đôi. Rãnh rộng 30-40cm, sâu 40 cm. Luống trồng rộng 80-90 cm, cao 15-20 cm. - Khoảng cách: Muốn có năng suất cao nên trồng 2,3-2,5 m x 0,5-0,6 m. - Cách trồng: Cây con được 5-7 ngày tuổi, có 1-2 lá thật thì đem trồng. * Sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt Plastic) - Cách trải bạt: Dùng bạt có chiều ngang 1 m, phủ mặt có màu tráng bạt lên phía trên mặt, kéo căng bạt theo chiều dài luống, bìa bạt phủ sát mép mương để tránh cỏ mọc sau này. - Đục lỗ: Dùng lon bia có đường kính 8-10cm, cắt 2/3 mài bén hoặc dùng than đốt nóng bỏ vào lon để đục lỗ bạt tạo thành lỗ tròn, cách đầu mương từ 20-30 cm. * Bón phân - Chăm sóc - Bón lót: + Bón lót toàn bộ phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai, vôi bột. + Bón đều trên luống hoặc bón theo hàng trồng khi làm luống. Xong trải màng phủ nông nghiệp, đục lỗ, gieo hạt… - Bón thúc: + Thúc lần 1: 12-15 ngày sau khi trồng + Thúc lần 2: 20-22 ngày sau khi trồng. + Thúc nuôi trái: 40 ngày sau khi trồng - Làm cỏ: kết hợp khi bón phân. - Tưới nước: Lượng nước tưới và số lần tưới tùy theo điều kiện trồng và giai đoạn tăng trưởng của cây. - Tỉa nhánh: Khi dưa bò, phải tỉa bớt nhánh để tránh hao phí chất dinh dưỡng, dây dưa mập mạnh, dễ chăm sóc, lấy trái sau này. - Thụ phấn Thụ phấn nhân tạo là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong sản xuất dưa để dễ chăm sóc, bón thúc nuôi trái, trái lớn đều, chín và thu hoạch cùng lúc. Thụ phấn vào buổi sáng từ 7-9 giờ. Ngắt hoa đực chấm phấn đều lên hoa cái vừa nở. - Chọn trái Muốn cho trái thương phẩm to, tròn đều nên để mỗi cây một trái. Chọn trái ở vị trí lá 15-20 trên dây chính (hoa cái thứ 3, thứ 4) hay 8-12 trên dây nhánh * Phòng trừ sâu bệnh - Các loại sâu thường gặp: Bọ dưa, Sâu vẽ bùa, Bọ trĩ, Sâu ăn tạp, Sâu ăn lá, rầy mềm - Các bệnh quan trọng như bệnh héo rũ cây con, bệnh chảy nhựa thân, bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh nứt thân chảy mủ, bệnh héo vi khuẩn và bệnh khảm