Giới thiệu Hạt giống Bầu xị F1 siêu trái - trong gói 20h
CHI TIẾT SẢN PHẨM HẠT GIỐNG BẦU XỊ Xử lý hạt trước khi gieo:
+ Trước khi gieo cần ngâm hạt bầu vào nước ấm (nhiệt độ 40 độ C) trong khoảng 3 đến 6 tiếng để tỷ lệ nảy mầm được cao hơn.
+ Sau đó vớt ra để ráo, cho hạt vào một chiếc khăn ẩm rồi cuộn lại cho thật kín
+ Để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng hơn 1 ngày để hạt nứt nanh, nảy mầm thì mới đem gieo hạt vào đất.
- Giá thể: Giá thể thực chất là những xơ dừa, mùn cưa hoặc than bùn đã được làm sạch và phơi khô. Đắp một lớp giá thể lên trên bề mặt hạt sau khi gieo hạt với mục đích là để tạo điều kiện thích hợp cho sự nảy mầm của hạt, tạo chỗ bám vững chắc cho sự hình thành rễ cây. - Gieo hạt: Gieo hạt ở độ sâu từ 2 - 3 cm so với mặt đất. Sau khi gieo xong thì đắp một lớp giá thể lên trên bề mặt hạt rồi phun nhẹ nước lên trên. Không được tưới quá nhiều nước, nếu không hạt sẽ bị thối.
Chăm sóc cây bầu 1. Tưới nước Bầu là loài cây ưa nước, chính vì thế cần phải thường xuyên tưới nước cho cây sau khi trồng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Sau khi trồng bầu, phải tưới nước ít nhất 2 lần trong một ngày cho cây đủ ẩm. Khi cây ra hoa và trái thì cần tưới nước nhiều hơn bằng cách tăng lượng nước tưới cho cây lên gấp đôi trong mỗi lần tưới.
2. Phân bón Khi bầu bắt đầu lên giàn (khoảng 60 ngày sau khi trồng) thì cần tiến hành bón thúc cho cây bằng phân đạm và NPK vào khu vực đất xung quanh gốc cây.
Muốn cây cho ra nhiều trái và trái bầu to khỏe thì cần thường xuyên bón thúc, tốt nhất là mỗi tuần một lần cho đến khi nào quả to bằng 2 đốt ngón tay thì thôi. Trong một vụ bầu, mỗi gốc bầu nên được bón ít nhất từ 1 - 1.5 kg phân hỗn hợp NPK.
3. Vun xới
Khi cây bầu dài khoảng 1m thì bắt đầu tiến hành khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên trên đốt thân cây bầu, cứ cách 2 đốt lại dùng đất chặn đến khi còn cách 20 cm tính từ ngọn bầu thì thôi.
Mục đích của việc làm này là để cho bầu ra nhiều rễ từ đốt, tăng diện tích tiếp xúc của thân với đất. Như vậy cây bầu sẽ hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Trong thời điểm này ta cũng vun thật nhiều đất lên trên gốc để bổ sung chất dinh dưỡng cho phần gốc bầu nuôi cây.
4. Phòng trừ sâu bệnh Sâu hại bầu bao gồm ruồi đục lá, rầy mềm và bọ rầy dưa, cần nhanh chóng tiến hành phun thuốc khi thấy các loại sâu bọ gây hại này xuất hiện trên lá và thân bầu. Khi trồng bầu cũng rất hay gặp phải hiện tượng cây héo dần đi và chết do virus hoặc nấm, cần phun thuốc để phòng ngừa hiện tượng này. 5. Làm giàn Khi bầu được 1 tháng rưỡi 2 tháng thì bắt đầu làm giàn cho cây leo lên. Giàn bầu thường được làm bằng các dây thép mỏng được nối với nhau, cao khoảng 2 - 3 M để tiện thu hoạch và chăm sóc. Cần có một vài chiếc que nứa nhỏ chắc chắn để nối ngọn bầu với giàn leo.