Giới thiệu Hạt giống bí đao khổng lồ 5hạt ( tặng kèm thuốc kích mầm ra rễ)
(Dân Việt) Nông dân tại thôn Chánh Trạch 1 và Chánh Trạch 2 (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định) được xem là những “nghệ nhân” tạo nên giống bí đao kỷ lục. Bởi, trọng lượng trung bình mỗi trái bí đao tại đây lên đến 30kg-60kg. Để tạo ra bí đao “khổng lồ” là 1 bài toán không hề dễ dàng.
Nhiều năm qua, bí đao “khổng lồ” có trọng lượng trung bình từ 30kg-60kg/trái được trồng nhiều tại thôn Chánh Trạch 1 và Chánh Trạch 2 (xã Mỹ Thọ) với 60 hộ tham gia như nghề truyền thống.
Theo nhiều người dân nơi đây, giống bí đao này đã có từ lâu đời và để có loại nông sản đặc hữu này cũng nhờ vùng đất với thổ nhưỡng kỳ lạ tạo nên. Tại đây, ba bề núi bao bọc, hướng mặt ra biển, đặc biệt bên dưới có được mạch nước ngầm tốt.
Vườn bí đao khổng lồ được nông dân thôn Chánh Trạch 1 và Chánh Trạch 2 (xã Mỹ Thọ) trồng tại vườn nhà.
Với vườn bí đao có 60 trái (trọng lượng 30kg-50kg/trái), bà Trương Thị Phương (thôn Chánh Trạch 1), cho biết: “Vì sao vùng đất tại đây trồng bí đao to như vậy thì chúng tôi vẫn chưa tìm ra nguyên nhân nhưng tôi chắc chắn hiếm nơi nào có thể trồng được. Vì khi chứng kiến bí đao khủng, nhiều người dân lấy hạt về nơi khác để trồng nhưng trái vẫn không to”.
Điều kiện bắt buộc để tạo bí đao “khổng lồ” là mỗi dây chỉ để duy nhất 1 trái và “thúc” chúng lớn bằng cách đầu tư mạnh chất dinh dưỡng có sẵn từ địa phương như phân chuồng, xác bánh dầu (xác ép dầu phộng)… trong vòng khoảng 5 tháng.
Một vòng tay người ôm không xuể bí đao khổng lồ.
“Bình quân 150 gốc bí đao thì phải mất khoảng 1 tấn phân chuồng. Giống bí này muốn lớn thì cần chất dinh dưỡng nhiều, còn sau khi gieo hạt chúng tôi chỉ phun thuốc trừ sâu 1 lần. Đặc biệt, khi trồng cần lưu ý không để cây ngập úng, bởi giống bí đao này rất dễ bị thối gốc”- bà Phương cho hay.
Ông Võ Ngọc Bình (thôn Chánh Trạch 1, xã Mỹ Thọ) chia sẻ: “Để bí có trọng lượng khủng, chỉ chọn 1 trái/gốc và chú trọng khâu làm phân, trái này da phải mượt và có khả năng lớn nhanh. Nếu cẩn thận, sau khi làm giàn người trồng cần kỹ lưỡng với nhiều công đoạn từ gieo hạt cho đến khi thu hoạch. Đầu tiên, đào hố thật sâu rồi lấy phân xanh (lá cây) để dưới, lót lớp mỏng phân chuồng lên trên rồi lấp lại, ủ trong vòng 5-10 ngày. Sau đó gieo hạt, khi cây có 2 lá mầm và độ cao chừng 50 cm thì mới đào xung quanh và đưa phân chuồng, xác bánh dầu, rải phân u rê… xuống hố. Khi nách lá có rễ đâm xuống, chúng liền ăn phân đang nằm chực chờ dưới đất nên tươi tốt rất nhanh. Lúc này chỉ cần tưới nước hợp lý (sáng sớm hoặc chiều tối) và chuẩn bị dây để giữ bí đao khỏi bị rớt khỏi giàn chờ ngày thu hoạch”.