***Chuẩn bị gieo trồng: *Đất trồng: cây không kén đất trồng, tuy nhiên đất phải khô ráo, giữ ẩm và thoát nước tốt. Đất gieo trồng hạt giống bí đỏ hồ lô cần làm kỹ và tơi xốp, độ PH từ 6 – 6,5. Có thể sử dụng loại đất tribat hay các loại đất hữu cơ sạch giàu chất dinh dưỡng. Nếu sử dụng đất bình thường cần xử lý đất bằng vôi, phơi ải diệt mầm bệnh, sau đó bón lót bằng tro trấu, mùn cưa hoặc xơ dừa với phân chuồng ủ hoại. *Địa điểm: ở nơi nhiều ánh sáng và không gian, cây có thể bò dưới đất hoặc leo giàn. Nên trồng giàn chữ U ngược để cây sinh trưởng tốt nhất,độ cao giàn từ 2 - 2,5m. *Dụng cụ : khay, chậu, thùng xốp lớn hoặc mảnh đất trống ở nhà. *Thời vụ: có thể trồng nhiều vụ trong năm, tốt nhất là vụ Xuân hè và vụ Thu đông.
***Các bước gieo trồng hạt giống: *Bước 1: Ngâm hạt giống vào vào nước ấm (30-35 độ C) từ 6-8 tiếng.Sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm (20-25 độ C) trong 1 đêm. Kiểm tra thấy hạt giống nứt nanh thì đem gieo vào bầu đất. *Chú ý: Có thể gieo thẳng vào thùng xốp hoặc gieo vào bầu rồi đem ra trồng để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cao hơn, khoảng cách giữa các hạt 5-7cm. Lấp một lớp đất mỏng lên hạt giống và tưới ngày 2 lần bằng vòi phun nhẹ. *Bước 2: Sau khoảng 7-10 ngày (cây có từ 2-3 lá nhám), tiến hành bứng cây ra trồng vào đất đã chuẩn bị sẵn hoặc trồng riêng vào từng chậu, thùng xốp, xô nhựa cỡ lớn.
CHĂM SÓC HẠT GIỐNG BÍ ĐỎ *Tưới nước đầy đủ nhất là mùa nắng nóng. Đặc biệt là giai đoạn khi bí đỏ hồ lô ra hoa. Ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Mùa mưa tránh úng nước, làm sạch cỏ, ngừa thối quả. Khi thân cây dài khoảng 1m thì đắp thêm đất vào thân cây để giúp cây tăng rễ phụ, đảm bảo khả năng hút chất dinh dưỡng và sinh trưởng tốt hơn. Thường xuyên làm cỏ, vun gốc
Tỉa nhánh và các lá vàng úa giúp cây thông thoáng, tránh nấm và ong bướm dễ tìm hoa hút nhụy tăng tỷ lệ đậu quả. Ngoài cách thụ phấn tự nhiên, nên thụ phấn nhân tạo giúp trái đậu nhiều bằng cách ngắt bông bí đực úp lên bông bí cái. Thời gian thực hiện tốt nhất là từ 7 - 8 giờ sáng. *Bón phân: giúp cây phát triển tốt, trái to, chất lượng cao. Sử dụng phân chuồng, vôi, NPK….bón lót và bón thúc thêm 2-3 lần theo đợt. Sau khi dây bí đỏ hồ lô ra nụ không cần rải phân nữa. Ngoài bón thúc thì có thể sử dụng một trong những loại thuốc Bayfolan, HVP, Komix, Bioted,... để phun lá định kỳ, 7 - 10 ngày một lần, kích thích giúp cây khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh, cho năng suất cao. *Phòng trừ sâu bệnh: bí đỏ hồ lô thường gặp một số loại sâu bệnh hại như bệnh phấn trắng, bệnh virus, bệnh ghẻ quả, nhóm sâu ăn tạp…Cần theo dõi thường xuyên và có biện pháp phòng trị kịp thời, tránh lây lan trên diện rộng. ***Thu hoạch bí đỏ: Cây cho thu hoạch sau khoảng 3 tháng trồng, có thể thu nhiều đợt tùy thuộc vào việc chăm sóc cây trồng. Nếu muốn thu hoạch trái già để cất trữ được lâu hơn thì có thể đợi lâu hơn khi trái già có vỏ cứng màu vàng, lớp vỏ có phấn trắng và cuống vàng