Cà tím là một loại rau quả thông dụng có kỹ thuật trồng cà tím khá đơn giản, được trồng để lấy quả lớn có màu tím hay trắng, mọc rủ xuống. Cây cà tím (tên khoa học: Solanum melongena) là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, ở Việt Nam, chúng được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Loài thực vật này có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka.
Kỹ thuật trồng cây cà tím không quá phức tạp Thời vụ trồng chủ yếu là vụ đông xuân, người dân có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Vụ hè thu từ tháng 4 – 7. Vụ đông xuân, người trồng không nên gieo trồng vào tháng 12 và tháng 1 vì cũng rất dễ bị sâu đục quả gây hại khi thu hoạch.
Yêu cầu khi làm đất
Đất trồng cà tím đòi hỏi phải tơi xốp, nhiều mùn và dễ thoát nước. Nên phơi ải đất vài tuần trước khi trồng.
Có thể tận dụng trồng cây cà tím trong thùng xốp hoặc khay chậu Liếp ươm cũng như liếp trồng cần được vun cao 20 – 25cm, tuy nhiên, vụ đông xuân không cần lên liếp. Bà con không nên trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng một nền đất và không được trồng trên đất đã trồng các loại cây như: ớt, cà chua, thuốc lá…, nên luân canh với các loại cây họ khác.
Khoảng cách trồng
Trên liếp ươm, người trồng nên gieo hàng với khoảng cách 4 x 4cm; ở liếp trồng 2 hàng cách nhau 79-80cm, cây cách cây 60cm. Mùa mưa, bà con có thể trồng thưa hơn hoặc trồng xen với tỏi hoặc các loại rau khác họ ngắn ngày vào giữa 2 hàng cà tím.
Chỉ cần chú ý 1 số kỹ thuật trồng cây cơ bản, người dân sẽ thu về cà tím với số lượng lớn và chất lượng Bón phân bao gồm bón lót và bón thúc. Nên bón thúc thêm vào sau thu hoạch đợt quả đầu tiên: urê 5kg, KCl 5kg và trùm quế
Phòng trừ sâu bệnh
Cà tím thường bị các loại sâu bệnh hại chính sau đây: sâu đục trái, rầy xanh, rầy trắng, bọ trĩ, sâu đo xanh, bệnh héo xanh, phấn trắng, thối trái… Người trồng cần áp dụng một số biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh với cây trồng khác họ cà.
Tác dụng của cây cà tím
Cà tím là loại rau quả rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamins A, B1, B2, C và các protein. Vitamin P là loại vitamin chủ yếu trong việc làm tăng cường sự kết dính giữa các tế bào, giảm bớt lượng cholesterol và duy trì sự dẻo dai của các mạch máu.