HẠT GIỐNG CẢI CHÍP (NN49) - Đặc tính giống: Kháng bệnh tốt, độ đồng đều cao, chậm trổ bông, cây cao lớn, lá lớn màu xanh nhạt. - Thời vụ trồng: Quanh năm, chính vụ Đông - Xuân. - Thời gian thu hoạch: sau 25 - 35 ngày trồng. - Mật độ, khoảng cách trồng: hàng cách hàng 20 cm, cây cách cây 25 cm hoặc sạ thẳng ra ngoài đồng và lên liếp khi mưa. - Lượng giống cần thiết: Sạ 300 - 500 g/1000 m2, cấy 70 - 80 g/1000 m2.
Kỹ thuật trồng Cải chíp tại nhà Cải chíp thuộc họ thập tự, là loại rau rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, rau chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Tính mát, vị ngọt, có tác dụng tán hàn tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc… Cải chíp có tác dụng nhuận tràng lợi dạ dày. Chứa nhiều vitamin C và canxi, ngoài ra còn có phốt-pho, sắt, carotene, vitamin B…rất tốt cho hệ thần kinh, các cơ bắp và giảm huyết áp. * Chuẩn bị dụng cụ: - Hạt giống cải chíp - Đất trồng - Khay nhựa thông minh, chậu nhựa trồng rau hay thùng xốp (đã có lỗ thoát nước) * Đất trồng: Đất trồng rau cải chip phải đảm bảo đủ điều kiện cho sản xuất rau an toàn theo qui định. Đất phù hợp cho cải chíp là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng, pH từ 5,5 - 6,5. * Chuẩn bị hạt giống và gieo trồng: - Ngâm hạt giống khoảng 3 – 4 h và tiến hành ủ trong khăn ấm khoảng 2 ngày trước khi đem gieo (hoặc đến khi hạt giống nảy mầm). - Bạn rải một lớp hạt giống lên trên bề mặt đất. Sau đó, rải thêm một chút tro hoặc trấu mỏng (hoặc một lớp đất mỏng) lên trên và dùng bình phun tưới đẫm bề mặt. * Chăm sóc: - Tưới nước: nếu trời nắng ngày tưới 2 lần vào buổi sáng và chiều mát. Nếu trời mát ngày tưới 1 lần vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát. - Khi hạt nảy mầm được khoảng 7 ngày, bạn tiến hành tỉa các cây bị bệnh hoặc tỉa cho thưa, giữ tỉ lệ khoảng cách mỗi cây từ 3 – 4 cm. - Bắt đầu tỉa lần 2 đem trồng sau khi cây có từ 4 – 5 lá con và giữ khoảng cách 25 cm/1 cây, hàng cách hàng 20 cm. * Lưu ý: Bạn nên làm sạch cỏ thường xuyên khoảng 2 – 3 lần/tuần, tùy thuộc vào lượng cỏ phát sinh. * Bón phân: - Bón thúc cho rau khoảng 10 – 15 ngày sau khi trồng và cứ sau 7 – 10 ngày lại tiếp tục bón thúc cho cây. - Nên bón các loại phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục,… Bón thêm đạm và lân khi cây bắt đầu có lá con. * Phòng trừ sâu bệnh: - Sâu hại: + Sâu tơ: Sử dụng thiên địch của sâu tơ; Dùng bẫy pheromone có hiệu quả diệt trưởng thành sâu tơ. Nếu mật độ sâu quá cao có thể dùng các loại thuốc như: Padan 95 SP, Trebon 10EC, Sherpa 25EC… + Sâu xanh bướm trắng, sâu khoang: Dùng thuốc Sherpa 25EC, Trerbon 10EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học BT 3% để phun. + Rấy, rệp: Có thể phun nước xà phòng, nước pha tỏi và ớt phun vào sáng sớm hoặc khi trời có nhiều mây. Phòng trừ bệnh bằng cách rãi thuốc hột vào đất trồng như Bam, Basudin hay Regent - Bệnh hại: + Lở cổ rễ: dùng các loại thuốc như Ridomil Gold, Mancozeb, Zineb hoặc sử dụng môi trường là phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma. + Thối nhũn: dùng Macozeb 80WP, Ridomil MZ 72WP, Anvil 5SC… * Thu hoạch: sau 25 – 35 ngày