KỸ THUẬT TRỒNG CẢI LÀN 1. Thời vụ. - Vụ sớm: gieo từ cuối tháng 8 đến 9, thu hoạch cuối tháng 11; - Chính vụ: gieo từ tháng 10 đến 12, thu hoạch từ tháng 1 đến 3. Cải làn có thể gieo thẳng, chăm sóc và thu hoạch dần hoặc gieo cây con rồi trồng ra ruộng sản xuất.
2. Làm đất. - Chọn loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng, có độ pH từ 6,0-6,8. Đất phải bằng phẳng, dễ thoát nước, xa nguồn nước thải,... - Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo; - Chia luống 1,4-1,5m, mặt luống rộng 1,1-1,2m, rãnh rộng 0,3m, chiều cao luống 25-30cm.
3. Mật độ, khoảng cách. - Gieo thẳng: gieo vãi hoặc gieo hàng (4 hàng/luống), với khoảng cách 25 x 20cm/cây hoặc 20 x 20cm/cây, mật độ là 18-20 vạn cây/ha (với giống ngắn ngày). - Với giống dài ngày, nên trồng ra ruộng sản xuất, khoảng cách 35 x 25 cm/cây, mật độ trồng là: 10-11 vạn cây/ha.
4. Phân bón. Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới.
4.1. Liều lượng phân chuồng: Bón lót từ 10 đến 15 tấn/ha (360-540 kg/sào Bắc Bộ). Cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bón bằng 1/3 lượng phân chuồng.
4.2. Liều lượng và phương pháp bón phân hóa học: - Có thể dùng các dạng nitrat amôn, sulfat amôn thay cho urê, clorua kali thay cho kali sunphat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất. - Bón thúc 3 lần:
+ Lần 1: khi cây có 4 đến 5 lá thật (nếu gieo thẳng), hoặc sau trồng 10 đến 15 ngày. + Lần 2: sau lần đầu 15 ngày. + Lần 3: sau lần 2 từ 10 đến 15 ngày.
- Xới vun kết hợp với 2 lần bón thúc.
5. Tưới nước. - Sử dụng nguồn nước tưới sạch (nước sông, nước giếng khoan). Tuyệt đối không sử dụng nước thải, nước bị ô nhiễm chưa qua xử lý; - Sau khi gieo trồng cần thường xuyên giữ độ ẩm đất 80-85%.
6. Phòng trừ sâu bệnh. * Sâu hại: Gồm có các loài sâu hại chính: Sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), rệp (Aphis sp.), bọ nhảy (Phyllotreta strislata). Trong đó, sâu tơ là đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất, chúng phát sinh liên tục trên các ruộng rau (thuộc họ Thập tự) từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Đặc biệt, loại sâu này rất nhanh quen thuốc nên phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp: + Nếu gieo thẳng (không qua vườn ươm): phải chú ý phòng trừ sâu tơ từ giai đoạn cây con (1-3 lá thật), bằng thuốc Sherpa 20EC hoặc Regent 800WG khi mật độ sâu trung bình đạt 0,2 con/cây. Nếu trồng bằng cây con, thì phải xử lý cây giống bằng cách nhúng cây con giống vào dung dịch thuốc Sherpa 20EC hoặc Regent 800WG đã pha sẵn trước khi trồng ra ruộng. + Khi cây lớn phải sử dụng luân phiên giữa các nhóm thuốc: Thuốc sinh học [BT, Delfin WP (32 BIU), Dipel 3,2WP, Aztron 700 DBMU, Xantari 35 WDG...], 7.TL :20G #hatgiong #phudienseeds #phudien