- Đặc tính giống: Cây sinh trưởng mạnh, độ đồng đều cao, kháng bệnh tốt, lá dày không có lông, màu vàng nhạt, vị ngon mát, thu hoạch sau 35 – 40 ngày. - Thời vụ trồng: Thu – Đông, Đông – Xuân. - Lượng giống: 10 g/sào BB (360 m2)
Kỹ thuật trồng Cải thảo F1 chịu nhiệt * Thời vụ: vụ Thu – Đông, Đông – Xuân. * Làm đất, lên luống: - Đất trồng cải thảo phải được làm kĩ tơi xốp, sạch cỏ dại. Rải vôi trước khi cày để giảm sinh vật và nấm gây hại trong đất. - Lên luống rộng 1 – 1,2 m, cao 15 – 20 cm, rãnh rộng 30 cm. * Ươm hạt giống: - Ngâm hạt trong nước ấm từ 4 – 6 h, sau đó đem ủ trong khăn ẩm. Khi hạt nảy mầm thì đem gieo vào khay ươm hoặc bầu ươm - Gieo hạt xong phủ một lớp rơm rạ hoặc 1 lớp đất mỏng lên trên bề mặt hạt. Tưới đậm bằng ô doa, những ngày sau đó ngày tưới 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. * Trồng cây: - Khi cây được 3 – 4 lá thật tiến hành ra cây, chọn cây khỏe, đồng đều, không nhiễm sâu bệnh. Trồng lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không trồng lúc trưa nắng. Khi trồng cần lấp kín bầu đất, không vùi quá sâu để đảm bảo tỉ lệ cây sống cao. Trồng xong tưới đủ ẩm để cây con nhanh phục hồi. - Trồng hàng cách hàng 50 cm, cây cách cây 35 - 40 cm. * Chăm sóc: - Tưới nước: sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, không sử dụng nước thải. Cây cải thảo ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Do vậy, cần cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh ngập úng gốc sẽ làm ảnh hưởng đến rễ, tưới 1 lần/ngày. - Làm cỏ: làm sạch cỏ trên luống, rãnh và xung quanh gốc, làm cỏ trước khi bón phân kết hợp xới xáo tạo đất thoáng khí. * Phân bón: - Lượng phân bón cho 1 sào BB (360 m2): 300 – 500 kg phân chuồng hoai mục, 3 – 4 kg ure, 10 – 15 kg supe lân, 3 – 4 kg KCl. - Bón thúc: toàn bộ phân chuồng + supe lân - Bón thúc: + Lần 1: sau khi cây bén rễ hồi xanh. + Lần 2: khi cây bắt đầu vào cuốn. + Lần 3: sau lần 2 từ 10 – 15 ngày. * Phòng trừ sâu bệnh: - Sâu hại: + Sâu tơ: Sử dụng thiên địch của sâu tơ như nhóm bắt mồi, nhóm ong ký sinh, nhóm vi sinh vật gây bệnh; Dùng bẫy pheromone có hiệu quả diệt trưởng thành sâu tơ. Nếu mật độ sau qua cao luân phiên thay đổi các loại thuốc để chống lại hiện tượng quen thuốc của sâu. Có thể dùng các loại thuốc như: Padan 95 SP, Trebon 10EC, Sherpa 25EC… Khi phun phải phun kỹ ở mặt dưới lá. + Sâu xanh bướm trắng, sâu khoang: Dùng thuốc Sherpa 25EC, Trerbon 10EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học BT 3% để phun. + Rấy, rệp: Có thể phun nước xà phòng, nước pha tỏi và ớt phun vào sáng sớm hoặc khi trời có nhiều mây. Phòng trừ bệnh bằng cách rãi thuốc hột vào đất trồng như Bam, Basudin hay Regent + Bọ nhảy. - Bệnh hại: + Bệnh thối nhũn: bệnh thường xuất hiện ở các lá già phía dưới mặt đất sau đó lan rộng ra cả cây. Khi bệnh nặng có thể sử dụng một số hoạt chất như Kasugamycin, Copper Oxychloride +Metanlaxyl, Streptomycin sulfate,… + Bệnh cháy lá: bệnh gây hại ở cả cây giống và cây đã lớn. Khi bệnh nặng có thể sử dụng thuốc Copper Hydroxide, Kasugamycin … để phòng trừ. + Bệnh đốm vòng: thường xuất hiện trên những lá già. * Thu hoạch: sau 35 – 40 ngày trồng.