Hướng dẫn bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát Hạn sử dụng : 1 năm
Hướng dẫn cách trồng: 🌾 CÁCH 1: TRỒNG THEO PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG 1. Ngâm hạt giống - Rửa hạt, chà xát nhẹ tay để hạt sạch hơn - Ngâm hạt trong nước sạch * Nước ấm khoảng 40 độ C, ngâm từ 6 - 8 tiếng * Nước bình thường, ngâm từ 8 - 12 tiếng - Tuyệt đối không ngâm quá 12 tiếng, hạt sẽ dễ bị hư thối. - Chú ý: Khi ngâm, lượng nước gấp đôi lượng hạt.
2. Ủ hạt - Đổ hạt đã ngâm ra rổ, phủ một lớp giấy ăn hoặc khăn ướt lên hạt rồi tưới đẫm nước ngày 2-3 lần dưới vòi nước sạch nhằm loại bỏ các vi khuẩn nấm mốc - Bảo quản ở nơi tối để hạt nhanh nảy mầm. - Khoảng 1 – 2 ngày (tùy thời tiết), hạt bắt đầu nảy mầm và mọc rễ
3. Gieo hạt giống - Trải 2, 3 lớp giấy ăn sạch hoặc khăn xuống khay có thoát nước rồi dùng bình tưới phun sương (Trường hợp trồng bằng đất, nên sử dụng đất sạch, cho vào khay dày từ 3-5cm). - Rải hạt vào khay thật đều, dày và khít nhau. - Dùng bình phun tưới đẫm nước đều cả khay trồng. Sau đó dùng giấy báo hoặc vải đậy lại tránh ánh sáng. Hàng ngày phun 2 lần: sáng và tối - Khi cây mọc cao được 1-2 cm: không cần che đậy và chuyển khay ra nơi có ánh sáng để cây quang hợp và phát triển.
4. Tưới nước - Cỏ lúa mì phát triển rất nhanh và cần phun tưới đều đặn hằng ngày 2-3 lần một ngày. - Lưu ý: Chỉ sử dụng nước sạch để tưới đẫm nước nhưng tránh gây úng ngập cho hạt giống, không dùng thêm bất kỳ loại phân bón nào.
5. Thu hoạch Chúng ta có thể thu hoạch cỏ lúa mì sau khoảng từ 6-15 ngày, kể từ lúc gieo hạt vào khay. - Cắt phần thân Cỏ lúa mì cách rễ từ 0,5 -1cm. - Rửa sạch, loại bỏ các hạt bị hư, lép và chế biến thành nước ép để sử dụng. - Có thể dùng cả rễ và cỏ sẽ cho giá trị dinh dưỡng tốt và đỡ phí hơn. - Có thể cắt lần 1, sau đó tiếp tục tưới để cây mọc thêm lần 2, sau đó có thể dùng luôn cả rễ và hạt để ép. - Nếu chưa dùng hết, có thể cho cỏ vào ngăn đá tủ lạnh để sử dụng dần - Nên trồng gối đầu để luôn có cỏ uống mỗi ngày.
6. Ép nước - Ép bằng máy ép chậm, ép ly tâm hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi lọc bỏ bã để uống. - Thu hoạch đến đâu, ép và uống luôn đến đó để bảo đảm không bị mất các dưỡng chất và enzyme.. - Có thể ép chung cùng một số loại rau củ như chuối, dừa, thơm (khóm), củ dền, cà rốt, táo, nho … Nhưng tuyệt đối KHÔNG ép hay pha chung với cam, chanh, muối vì sẽ làm mất enzyme quý trong cỏ lúa mì. - Phần bã sau khi ép có thể tận dụng để đắp mặt làm đẹp da.
🌾 CÁCH 2: TRỒNG THEO PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH 1. Ngâm hạt trong 4 - 5h 2. Ủ hạt trong khăn ẩm 24h ở chỗ tối 3. Hạt sau khi ủ nảy mầm và ra rễ thì bỏ ra. 4. Chuẩn bị 1 cái rổ và 1 cái dĩa (khay) sao cho phần đáy của rỗ nằm lọt trong phần lõm của cái dĩa (khay) 5. Rải hạt đều lên đáy rỗ nhựa, và đặt cái rỗ vào dĩa (khay). 6. Đổ nước vào khay sao cho nước xâm xấp hạt giống. 7. Sau đó để dĩa ( khay) vào chỗ tối 48h cho hạt nảy mầm cao khoảng 2cm thì cho ra ngoài ánh sáng, tránh ánh nắng trực tiếp và gió to. 8. Phun tưới ngày 2 3 lần cho mạ luôn có nước. Nước đọng trong dĩa (khay) hàng ngày đổ đi, rửa sạch) 9. Khoảng 8-10 ngày là thu hoạch, mang rửa và ép lấy nước