Giới thiệu HẠT GIỐNG DƯA LÊ SIÊU NGỌT F1 (NN.76) - gói 1-5 gam
- Đặc tính giống: Là giống lai F1 có xuất xứ từ Đài Loan. Giống có khả năng chịu nhiệt cực tốt, cây khỏe, kháng sâu bệnh tốt, sinh trưởng và phát triển nhanh. Khả năng đậu trái tốt và dễ lấy trái. Trọng lượng bình quân từ 400 - 500 gr/trái. Thịt dày, màu trắng ngà, ăn rất giòn và ngọt. - Thời gian thu hoạch: sau 30 ngày đậu trái. - Khoảng cách trồng: cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 50 cm. -Lượng giống cần thiết: 15 gr/sào BB (360 m2)
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Dưa lê siêu ngọt * Thời vụ: có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là trồng từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch. * Ngâm ủ, ươm cây: Ngâm hạt trong nước ấm từ 3 – 4h, sau đó đem rửa sạch ủ vào khăn ẩm 24 – 36h hạt nảy mầm. Ươm cây trong khay ươm 10 – 14 ngày, khi cây có 2 – 3 lá thật đem đi trồng. * Mật độ, khoảng cách trồng: - Bò đất: cây × cây 0,5 m, hàng × hàng 1,8 – 2 m, mật độ 900 cây/1000 m2. - Leo giàn: cây × cây 0,5 m, hàng × hàng 1,3 – 1,4 m, mật độ 2900 cây/1000 m2. Làm giàn chữ U hoặc chữ A. * Làm đất, lên luống: - Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, - Lên luống rộng 1,8 – 2 m, cao 25 – 30 cm, rãnh rộng 40 cm. - Nên dùng màng phủ chuyên dùng cho rau màu và dưa lê xuân hè để hạn chế cỏ dại và ssau bệnh. * Chăm sóc: nếu trời nắng ngày tưới 1 lần vào buổi sáng hoặc chiều mát, nếu tròi râm mát 2 – 3 ngày tưới 1 lần. Khi cây ra hoa cần giảm lượng nước để cây dễ đậu quả. Cây nở hoa 5 – 7 ngày duy trì lượng nước tưới. Trước khi thu hoạch 10 ngày giảm lượng nước tưới để đảm bảo chất lượng dưa. * Bón phân (1 sào BB): - Bón lót: 300 kg phân chuồng hoai mục, 30 – 40 kg vôi bột, 3 kg ure, 25 – 30 kg supe lân, 3 kg kali. - Bón thúc: + Lần 1 (sau 15 – 20 ngày trồng): 2 kg ure + 2 kg kali + Lần 2 (khi có hoa cái nở): 2 kg ure + 2 kg kali + Lần 3 (sau 40 – 45 ngày trồng): bón hết lượng phân còn lại * Lưu ý: bón phân kết hợp làn cỏ, vun gốc * Bấm ngọn, tỉa cành: - Cây cho trái chủ yếu trên nhánh, cây được 5 – 6 lá thật bắt đầu bấm ngọn thúc đẩy nhánh phát triển, chọn 3 – 4 nhánh con to khỏe, nhánh con được 15 – 16 lá tiến hành bấm ngọn để phát triển nhánh cháu, bấm bỏ nhánh từ gốc đến lá thứ 4, chọn quả từ nhánh cháu thứ 5 trở đi, nhánh cháu để quả giữa 2 lá rồi bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Mỗi cây để 7 – 10 quả, không nên để quả quá nhiều làm giảm chất lượng của dưa. - Việc tỉa nhánh bấm ngọn thực hiện vào buổi sáng tránh tạo cơ hội cho mầm mống bệnh xâm nhập qua vết thương. * Phòng trừ sâu bệnh: - Sâu hại: bọ trĩ dùng tau – Fluvalinate 25% EC (marvik) nồng độ 3000, Bendiocard 50% WP - Bệnh hại: + Bệnh chảy nhựa thân: Phun hoặc tưới vào gốc Benlate, Copperb23%, Ridomil,Aliette 80Wp. + Bệnh thối gốc nở cổ dễ: Bón vôi luân canh với cây trồng, phun phòng định kỳ bằng Topsin, Ridomil.. + Bệnh sương mai: Luân phiên phun 5-7 ngày /lần bằng các loại thuốc Ridomil MZ nồng độ 400, Metiran 80% nồng độ 500. + Bệnh phấn trắng: Có thể phun Benlate 0,01%, Topsin 0,1%, Anvil…. + Bệnh thán thư: Dùng Antrcol 70wp phun 7-10ngày/lần, Zineb.