Giới thiệu Hạt giống Dưa lưới F1 HYBRID N01_N07 Thái Lan 20h_Dưa lưới ruột cam siêu ngọt
- Đặc tính giống: cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh tốt, quả tròn, thịt màu cam, rất thơm và ngọt, độ đường 14 - 15%, trái nặng 1,3 - 1,5 kg - Thời gian thu hoạch:sau 75 - 80 ngày.
KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LƯỚI Dưa lưới thuộc nhóm dưa lê thơm, có thời gian sinh trưởng và phát triển nhanh thường có thời gian từ khi gieo trồng đến thu hoạch 85 – 90 ngày (tùy vào giống). Hiện các loại dưa này thường được trồng trong các nhà màng, nhà lưới kết hợp tưới nhỏ giọt theo công nghệ bán thủy canh cho năng suất cao. Tuy nhiên, với kỹ thuật trồng dưa lưới trong chậu đơn giản, mọi người hoàn toàn có thể trồng tại nhà trên sân thượng trong các chậu trồng và bón hoàn toàn hữu cơ rất tiện dụng. * Thời vụ: - Vụ xuân: Trồng tháng 2 đến đầu tháng 3, thu hoạch tháng 4 – 5. - Vụ Thu Đông: Trồng từ 8- 9, thu tháng 11 – 12. - Tuy nhiên xen giữa 2 vụ này vẫn có thể trồng dưa lưới nên trong khoảng từ tháng 2 – 9 có thể trồng dưa lưới trên chậu. * Đất trồng: Đất trồng dưa lưới cần đất tơi xốp thoát nước, nên trồng dưa lưới trên các loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất trộn trấu là thích hợp nhất. * Ươm hạt giống: - Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 4 – 6 h, sau đó vớt ra rửa sạch với nước rồi cho vào khăn ẩm ủ cho đến khi nảy mầm thì đem gieo. - Gieo hạt: Mỗi bầu ươm hoặc 1 lỗ của khay ươm chỉ nên ươm 1 hạt để sau này dễ tách ra trồng riêng. Dùng tay ấn nhẹ hạt xuống đất khoảng 1 – 1,5 cm, đặt hạt sau đó phủ lên bề mặt một lớp đất mỏng. - Sau gieo cần tưới ẩm cho khay ươm hoặc bầu ươm. - Tưới nước: ngày tưới 1 lần vào buổi sáng hoặc chiều mát. * Trồng cây: - Giá thể trồng dưa lưới phù hợp nhất cho cây phát triển là tro trấu, xơ dừa, phân trùn quế. - Chậu trồng: dùng chậu vuông 36x36 cm. - Khi cây có 2 – 3 lấ thật thì đem trồng trong chậu. Chọn cây khỏe, không sâu bệnh - Lưu ý: Khi trồng cây không nên để giá thể quá đầy, nên đổ giá thể cách miện chậu từ 5-7 cm để sau này bón và bổ xung giá thể sau. * Chăm sóc - Tưới nước: ngày tưới 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. - Làm giàn: Công đoạn làm giàn bắt đầu khi cây ra 4-5 lá. Nếu không có cọc có thể lấy dây ni-long buộc nhẹ vào giàn lưới. - Cắt tỉa lá và bấm ngọn: Kể từ khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Cần ngắt hết đến khi nào ra đến lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại. Khi đó, nách lá đầu tiên của nhánh đó sẽ ra hoa cái. Khi nhánh mọc dài ra, bấm ngọn của nhánh đó chỉ để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông cái. * Phân bón:
- Sau trồng 5 – 7 ngày: dùng phân ure + supe lân hòa nước tưới cho cây (pha loãng). - Khi dưa có 4 – 5 lá chuẩn bị leo hoặc bò, bón mỗi gốc từ 5 – 10g urê + 5 – 10g NPK 16-16-8. - Sau khi định quả khoảng 10 ngày bón nuôi quả bằng NPK dùng loại phân có tỷ lệ lân và kali cao. * Thu hoạch: Tính từ ngày quả bắt đầu phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng. Quả dưa lưới khi chín phải có màu trắng ngà hay màu vàng, gân lưới xu