Giới thiệu Hạt giống rau Hẹ xanh nhập nguyên gói Thái lan 1gr (~280 hạt) (Chinese Chives)
HẠT GIỐNG HẸ CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC Trồng hẹ bằng hạt: Kiểu trồng này đòi hỏi đất mặt phải tươi mịn. Hạt cây hẹ trước khi gieo nên xử lý bằng cách ngâm vào nước ấm 35-37 độ C (hoặc pha nước theo tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh trong 4-5 giờ). Sau khi gieo rải nhẹ một lớp đất mặt, ủ một lớp rơm rạ mỏng lên trên, tưới đủ ẩm. Sau khi cây hẹ mọc 5-10 ngày nên bón thêm urê. Khi cây hẹ cao 10-15cm thì nhổ mang đi trồng. Đất trồng lúc này cần bón lót hay thêm phân trùn quế vào đất. Trồng hẹ trong thùng xốp Trồng hẹ bằng củ: Chọn kỹ các nhánh củ khỏe, chuẩn bị đất trồng tơi xốp cho vào trong chậu nhựa hay thùng xốp rộng. Trộn thêm phân trùn quế để tăng dinh dưỡng cho đất giúp cây sinh trưởng tốt. Trồng từng nhánh hẹ vào đất cách nhau 8-10cm, lấp đất vừa kín nhánh, dùng tay ấn đất cho chặt, sau đó phủ rơm rạ mục, tưới nước. Sau 5-7 ngày nhánh hẹ mọc mầm. Chăm sóc và thu hoạch Trong quá trình chăm sóc nên chú ý nhổ tỉa cây mọc quá dày trồng dặm vào chỗ thưa.Thường xuyên xới xáo đất, vun nhẹ gốc và nhổ cỏ Cây hẹ có thể trồng quanh năm, miễn là bạn áp dụng các kỹ thuật trồng đúng cách. Cây hẹ có khả năng tái sinh cao nên có thể cắt lá để dùng, chừa lại 2-3cm cách mặt đất, tưới phân thúc cây hẹ phát triển lá và củ. Thu hoạch hẹ chế biến món ăn
Theo Đông y, lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Theo Tây y, trong 1kg lá hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, cùng nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, chất xơ… có tác dụng làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, giảm đau nhức, kháng viêm hiệu quả. Cây hẹ thuộc họ hành tỏi, có các đặc tính sinh học giống như hành và tỏi. Hẹ không dễ trồng như một số loại cây rau thông thường. Nó ưa mát (20 -25 độ C) và ánh sáng phải đầy đủ. Bộ rễ hẹ ăn nông, khả năng chịu hạn và chịu úng kém.