Độ sạch > 98% Độ ẩm < 10% Tỉ lệ nảy mầm > 85% KL: 2g/gói Đặc tính giống: Tía tô - Giống sinh trưởng, kháng bệnh tốt, thân vuông có lông xung quanh, cao 50-60cm, lá to, mặt trên lá màu xanh lục phớt tím, viền có răng cưa, ăn rất thơm và ngon Thời vụ trồng:quanh năm Thời gian thu hoạch: sau 35-40 ngày trồng, thu hoạch nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 20-25 ngày Khoảng cách trồng: hàng 20-30cm x cây 20-25cm Lượng giống cần thiết: sạ: 60-70g/1000 m2
Kỹ thuật trồng tía tô: 1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống Dụng cụ trồng: Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây tía tô. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. 2. Đất trồng Tía tô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Để đảm bảo cây phát triển tốt nhất, bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất. 3. Giống Tía thông thường được trồng bằng phương pháp giâm cành hoặc gieo hạt. Hiện nay, phương pháp gieo hạt được ưa chuộng hơn bởi nó cho năng suất cao hơn. 4. Gieo trồng Phương pháp gieo hạt: Gieo hạt vào chậu đất đã được san phẳng, phủ một lớp đất mỏng khoảng 1cm. Sau đó phủ xơ dừa, đất Fusa hoặc vỏ trấu lên trên. Gieo hạt với mật độ 50 - 60g/1.000m2. Khi hạt nẩy mầm phải dỡ xơ dừa ra để cây mọc cứng. Khi cây có 5 - 6 lá thật (30 - 35 ngày sau gieo) ta tiến hành tỉa cây. Phương pháp giâm cành: Sau khi trồng cành chiết/cây con vào khay chúng ta tưới đủ ẩm và đưa vào nơi thoáng mát. Khoảng 40 ngày. cây ra chồi nhiều sẽ đem trồng vào chậu (cần che chắn ánh nắng trong 2 - 3 ngày đầu). 5. Chăm sóc Giữ độ ẩm cho cây phát triển tốt nhất. Vào mùa mưa nên làm chân liếp cao, trồng thưa, thu gom tàn dư cây trồng đem huỷ. Không trồng tía tô trên cùng một chân đất. Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây sinh trưởng. Khi gieo trồng được khoảng 20 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân bò, phân hữu cơ, phân dê, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 - 30 bón phân 1 đợt cho cây. 6. Thu hoạch Sau khi trồng 40 ngày là có thể thu hoạch tía tô. Thu hoạch đợt đầu bằng cách cắt chừa gốc 10cm, sau đó tiếp tục chăm sóc cho cây tái sinh 15 - 20 ngày thu 1 lần. Sau mỗi đợt thu tiến hành làm cỏ, vun gốc kết hợp với bón phân cho cây. Lá tía tô có thể dùng để chữa ho, trị cảm lạnh, đau bụng, tức thở, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân. Đây là loại rau thơm rất phổ biến, không chỉ dùng để ăn kèm với nhiều món ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh. Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ, cho biết trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Hạt chế thành trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc