Bách Hóa Online > Thực phẩm tươi sống và thực phẩm đông lạnh > Rau củ > [HCM] Rau nêm, Rau gia vị, Giá sống, Rau thơm các loại NTFood 1kg / 500g / 200g - Nhất Tín Food
Giới thiệu [HCM] Rau nêm, Rau gia vị, Giá sống, Rau thơm các loại NTFood 1kg / 500g / 200g - Nhất Tín Food
[HCM] Rau nêm, Rau gia vị, Giá sống, Rau thơm các loại NTFood 1kg / 500g / 200g - Nhất Tín Food
Ở Việt Nam mình có rất nhiều các loại rau thơm, mỗi loại đều có hương vị riêng tạo nên một thế giới rau gia vị phong phú, làm đặc sắc thêm ẩm thực Việt, trong đó có nhiều các loại rau ăn phở.
1. Hành lá Hành lá phổ biến đến mức bạn gần như có thể tìm thấy nó ở bất kỳ hàng rau nào. Nó cũng có rất nhiều trong các món ăn Việt. Hành vừa dùng để trang trí, vừa dùng để thêm hương vị cho món ăn. Mùi hăng của hành khiến nhiều người không ăn được mà mạng xã hội hay có câu nói “dành cả thanh xuân để nhặt hành ra khỏi bát”!
2. Rau mùi – ngò rí Rau mùi ở miền Bắc hay ngò rí ở miền Nam cũng là loại rau thơm phổ biến không kém. Rau mùi có thể để nguyên cả lá dài để ăn sống hoặc cắt nhỏ cho vào các món canh hoặc xào cùng các loại rau khác. Rau mùi ta già vào dịp giáp Tết được săn lùng rất nhiều để mua về tắm gội với ý nghĩa làm cho thân thể thơm tho, sạch sẽ để đón Tết. Rễ mùi giờ đây còn được tận dụng khi có mặt trong nhiều công thức nước chấm ngon.
3. Mùi tàu – ngò gai Với những viền răng cưa sắc ở rìa lá, rau mùi tàu được người miền Nam gọi là ngò gai. Mùi tàu không thể thiếu được trong các món liên quan đến măng. Mùi thơm đặc trưng của nó thực sự cuốn hút, rau có thể ăn sống được.
4. Rau răm Rau răm có vị cay nhẹ, hơi đắng thường được dùng để khử mùi tanh của các loại hải sản. Món ăn sử dụng rau răm nổi tiếng có thể kể đến trứng vịt lộn, cháo sườn.
5. Rau ngổ Rau ngổ có mùi thơm dễ chịu, thường có mặt trong các món canh chua. Khi nấu cá đồng, dù kho hay om đều không thiếu được rau ngổ. Nhiều quán cháo lòng cũng có món rau này ăn kèm.
6. Lá lốt Nhắc đến lá lốt thì không thể bỏ qua món chả lá lốt thơm lừng cả dãy phố. Lá lốt không thể thiếu trong các món om, phải kể đến như ốc, ếch, lươn om chuối đậu. Nhiều món xào với lá lốt cũng cho hương vị rất riêng.
7. Bạc hà Bạc hà hay húng bạc hà là loại rau thơm có vị the mát. Mùi hương của nó mang đến sự dịu mát và trong lành nên không khó hiểu khi bạc hà là một tinh dầu phổ biến và hay được chế hương liệu tổng hợp cho nhiều món khác. Bạc hà còn được sử dụng để trang trí trong nhiều món bánh, đồ uống. Bạn không thể phủ nhận sức hấp dẫn và “độ xinh đẹp” của những chiếc lá này.
8. Húng lủi Húng lủi thường hay bị nhầm với bạc hà vì vẻ ngoài rất giống nhau. Một cách phân biệt là nhìn vào lá của chúng. Lá húng lủi trơn láng, ít nhăn hơn, thân thẳng trong khi đó lá bạc hà nhiều răng cưa và có một lớp lông mịn.
9. Húng quế – húng c h ó Húng quế hay còn gọi là húng c hó bởi khi ăn thịt c h ó thì không thể thiếu loại rau này. Rau húng quế cũng thường được ăn sống với bún, phở, bánh cuốn, tiết canh, lòng lợn… Hạt cây húng quế chính là hạt é – một loại hạt thường thấy trong các món chè. Giờ đây nó còn được sử dụng trong các loại đồ uống giải khát, giải đ ộ c và làm đẹp.
10. Húng láng Tên gọi húng láng bắt nguồn từ việc trồng loại rau thơm này ở làng Láng, Hà Nội. Húng láng là loại rau thơm cây nhỏ, mùi rất thơm đặc trưng riêng, hay được dùng để ăn sống khi thưởng thức bún chả, bún nem, bún đậu, …
11. Húng chanh Lá húng chanh với bản lá dày và tròn, thường được sử dụng ăn sống. Loại lá này rất nổi tiếng trong bài t h u ố c c h ữ a ho mà rất nhiều mẹ đã áp dụng cho các em bé.
12. Kinh giới Kinh giới là một loại rau thơm phổ biến thường được ăn sống hoặc dùng trong các món nộm. Vừa dễ trồng vừa dễ ăn, không khó hiểu vì sao nó có mặt ở hầu hết các quán bún đậu, bún riêu… Lá kinh giới hay bị nhầm với húng chanh nhưng kinh giới có lá dài hơn
13. Tía tô Tía tô có mùi thơm rất đặc trưng và màu tím rất đẹp. Lá tía tô dùng để ăn sống và không thiếu được trong các quán bún riêu cua, lẩu riêu.
14. Thì là – thìa là Thì là hay còn gọi là thìa là, loại rau thơm thường được chế biến với các món cá. Chả cá mà không có thì là quả thực là thiếu sót lớn. Nếu có dịp đi du lịch ở Sầm Sơn – Thanh Hóa, đừng bỏ quan món cá khoai nấu thì là chấm rau sống nhé!
15. Diếp cá Rau diếp cá hay rau nhấp, rau dấp cá có vị chua và tanh nhẹ. Rau diếp cá rất mát, thường hay ăn sống và ăn kèm các món gỏi, bánh xèo…