Giới thiệu [HCM] Rau tần ô Đà Lạt NTFood - tươi ngon mỗi ngày - Nhất Tín Food
Một loại rau xanh thường thấy trong các bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam đó chính là Rau Tần Ô hay có tên gọi khác là Rau Cải Cúc. Đây là loại rau dễ trồng và dễ chăm sóc và cho thời gian thu hoạch nhanh nên thường được trồng phổ biến ở nhiều gia đình. Hãy cùng tìm hiểu về loại rau này nhé.
Rau tần ô là rau gì? Rau cải cúc là rau gì? Các công dụng của rau tần ô đối với sức khỏe Một số lưu ý nhỏ khi dùng rau tần ô làm thuốc chữa bệnh 6 bài thuốc chữa bệnh từ rau tần ô
Dứt điểm tr iệu chứng ho dai dẳng Tr ị chứng ho có đờm Mất ngủ, chóng mặt Huyết áp cao Nấu cháo giải cảm cúm T rị đau mắt Rau tần ô còn có nhiều tên gọi khác như rau cải cúc, rau đồng cao, rau xuân cúc, rau cúc có nguồn gốc từ khu vực Đông Á và Địa Trung Hải.
Rau cải cúc có thể trồng được quanh năm, dùng để làm thức ăn phổ biến nhất là nấu canh, hoặc làm rau nhúng lẩu.
Rau tần ô Hình ảnh rau tần ô ( Rau cải cúc) Ngoài ra, nhiều người còn trồng rau tần ô để hái hoa, hái lá để làm trà khô hãm nước uống, tuy trà tần ô chưa được nhiều người biết đến.
Các công dụng của rau tần ô đối với sức khỏe Với những đặc tính không độc, vị ngọt, tính mát, thơm, hơi đắng và the, theo đông y, rau tần ô có công dụng bình can bổ thận, lưu thông khí huyết, tr ị chứng mất ngủ, tiểu tiện nhiều lần, ho nhiều đờm, chứng bất an, hồi hộp, hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ.
Hàm lượng dinh dưỡng phổ biến trong rau tần ô rất đa dạng: các loại vitamin A, B, C, E và K; chất kẽm, sắt, chất béo, đường, các axit amin, prolin, chất xơ, lysin, analin, glutamic, tinh dầu thơm, selen, threonin, aspartat.
Một số lưu ý nhỏ khi dùng rau tần ô làm th uốc chữa bệnh Tinh dầu trong rau tần ô gặp nóng rất dễ bay hơi, bởi vậy lúc chế biến nên nấu nhanh với lửa to.
Để tăng khả năng hấp thụ vitamin A, chúng ta có thể dùng rau tần ô nấu chung với các loại rau khác như trứng và thịt.
Những người bị tiêu chảy nên đặc biệt chú ý không nên ăn nhiều rau tần ô bởi tính nhuận, thơm và cay không tốt cho hệ tiêu hóa lúc này.