Hộp gồm 5 thanh sáp nha khoa (dài 5cm/thanh) được sử dụng để giảm đ.au và khó chịu khi đeo khí cụ niềng răng
Hộp gồm 5 thanh sáp nha khoa (dài 5cm/thanh) được sử dụng để giảm đ.au và khó chịu khi đeo khí cụ niềng răng
Mô tả ngắn
Sắc Đẹp > Vệ sinh răng miệng > Chỉ nha khoa > Hộp gồm 5 thanh sáp nha khoa (dài 5cm/thanh) được sử dụng để giảm đ.au và khó chịu khi đeo khí cụ niềng răng
Giới thiệu Hộp gồm 5 thanh sáp nha khoa (dài 5cm/thanh) được sử dụng để giảm đ.au và khó chịu khi đeo khí cụ niềng răng
Video giới thiệu sản phẩm Hộp gồm 5 thanh sáp nha khoa (dài 5cm/thanh) được sử dụng để giảm đ.au và khó chịu khi đeo khí cụ niềng răng. Nguồn: Shopee.
𝐒𝐚́𝐩 𝐧𝐡𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀? Sáp nha khoa là sản phẩm được sử dụng để giảm đau và khó chịu khi đeo khí cụ niềng răng. Thành phần gồm các thanh sáp, có độ dài khoảng 5cm và thành phần hoàn từ sáp ong (mật ong thiên nhiên). Bạn có thể an tâm nếu không may nuốt vào bụng, chúng sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý tháo sáp nha khoa ra trước khi ăn uống, khi đi ngủ và khi cần vệ sinh răng miệng nhé!
𝐇𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 𝐝𝐚̂̃𝐧 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐬𝐚́𝐩 𝐧𝐡𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚
𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝟏: Chuẩn bị sáp nha khoa + Ngay sau khi bạn gắn mắc cài, thường thì nha sĩ của bạn sẽ đưa cho bạn 1 ít sáp luôn, nếu nha sĩ đưa cho bạn quá ít hoặc bạn chẳng may làm mất thì bạn có thể tìm mua dễ dàng tại các hiệu thuốc hoặc trên mạng, bạn có thể hỏi nha sĩ vài địa chỉ cụ thể để tiện mua dùng thêm nếu cần. + Sáp nha khoa sử dụng trực tiếp trong miệng, nghĩa là ngậm trong môi trường nước bọt, chúng ta có thể nuốt bất cứ lúc nào, bạn nên chọn một sản phẩm tin cậy nhé.
𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝟐: Vệ sinh tay sạch sẽ: rửa sạch tay với xà phòng, nước sạch trong vòng ít nhất 20 giây và sát khuẩn, sau đó làm khô tay trước khi dùng sáp để tránh dẫn vi khuẩn cho răng nướu.
𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝟑: Vệ sinh răng miệng trước khi dùng sáp + Điều này giúp giảm vi khuẩn trong miệng, giúp sáp nha khoa đứng trên một môi trường sạch sẽ. Nếu vội không kịp chải răng trước khi dùng sáp, ít nhất bạn cũng phải làm sạch vị trí cần xử lý. + Bạn cũng nên làm khô mắc cài, vì trên nền khô thì sáp sẽ bám chắc chắn hơn là nền ẩm ướt, bạn có thể thổi khô hoặc sử dụng bông, giấy để lau trực tiếp.
𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝟒: Bấm một ít sáp đủ dùng cho 1 vị trí duy nhất + Bạn lấy lượng sáp vừa đủ, vê miếng sáp bằng đầu ngón tay trong khoảng ít nhất là 5s, khi đó nhiệt độ cơ thể sẽ làm miếng sáp hơi mềm ra tí xíu, dễ dàng khi thực hiện thao tác. + Sáp có thể bịt kín bất cứ điểm sắc nhọn nào trong miệng, những vị trí thường hay gặp là mắc cài, chỉ thép buộc vùng răng phía trước, dây cung thừa ra ở các răng sau... Vị trí có thể dễ dàng phát hiện ra bằng cảm nhận đau và đối chiếu vị trí tương ứng chọc vào đó. Bạn cần bảo vệ để vết thương không lan rộng, lan nhanh ra xung quanh tránh các nguy cơ nhiễm trùng.
𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝟓: Đặt sáp + Bạn sử dụng ngón tay vê sáp thành hình tròn, sau đó đưa vào và miết vào vị trí bị đau do mắc cài, nếu mắc cài ở tận phía trong răng hàm, thì bạn chỉ dùng ngón trỏ, luồn ngón trỏ vào sâu. Bạn nên cố gắng miết sáp để dàn đều và dính chặt lên mắc cài. + Khi bạn áp sáp vào mắc cài thì ngay lập tức vị trí đau sẽ biến mất, nếu bạn còn cảm nhận bất cứ điểm đau nào khác thì bạn hãy bôi lên đó tiếp nhé.