Video giới thiệu sản phẩm keo dán 502 lọ nhỏ ( keo dán 3 giây). Nguồn: Shopee.
Keo dán sắt , gỗ ,... đa năng 502 hiệu Đức Anh cao cấp (CHAI nhỏ giá siêu rẻ)
Keo con voi 502 là một chất kết dính đã trở nên quá thân thuộc trong đời sống của con người ở nhiều lĩnh vực. Nhưng có lẽ, sẽ không có nhiều người biết rằng loại keo “thần kỳ” này đã đến với loài người như thế nào và trải qua lịch sử phát triển ra sao?
Ngược dòng lịch sử, có thể nói, koe 502 đã bắt đầu xuất hiện trong đời sống con người từ cách đây vài trăm triệu năm trước công nguyên. Lúc bấy giờ, để kết dính các vật liệu như gỗ, đất sét, đồng... lại với nhau... thì người Hy Lạp cổ đã phát minh ra một loại keo dán mang lại tác dụng kết dính. Hỗn hợp kết dính này được tạo bởi sự pha trộn của rất nhiều thành phần, bao gồm: lòng trắng trứng, máu, xương, sữa, pho mát, rau và ngũ cốc.
Sau đó, dựa trên những thành quả của người cổ, các nhà phát minh đã không ngừng nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển thêm hiệu quả cũng như tính tiện dụng cho hợp chất này. Cho tới năm 1750, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, bằng sáng chế “chất kết dính” đã được trao cho một người mang quốc tịch Anh Quốc. Lúc này, keo kết dính được làm từ cá và một số phụ gia khác. Từ nền tảng này, thế hệ sau của các nhà khoa học đã phát triển keo dính trên các vật liệu cao su tự nhiên, xương động vật, tinh bột, protein sữa hoặc casein.
Tuy nhiên, mãi cho tới năm 1951 lịch sử của koe-502 mới thực sự có bước ngoặt đáng ghi nhận, khi tiến sĩ Harry Coover phát hiện ra một chất gọi là Cyanoacrylate trong lúc ông đang làm cho phòng thí nghiệm của hãng máy ảnh Kodak. Sau đó, ông đã cùng với Tiến sĩ Fred Joyner nghiên cứu để tạo ra một hợp chất kết dính có khả năng chịu nhiệt là acrylate polymer cho máy bay phản lực và chứng minh rằng Cyanoacrylate là một sản phẩm hữu ích. acrylate polymer ngày nay đã trở thành một thành phần cực kỳ quan trọng để tạo nên ưu điểm ưu việt cho các loại keo dán tổng hợp công nghiệp, trong đó phổ biến nhất chính là keo 502.
Ngày nay, keo 502 với ưu điểm cho tốc độ bám dính nhanh, chắc, độ bền cao, giá thành lại rẻ, hiệu quả trên nhiều bề mặt vật liệu và dễ sử dụng... nên rất được người dùng ưa chuộng. Loại keo này có thành phần cấu tạo gồm các chất chính như: Cyanoacrylate, Acetate, Methylene Chloride, Ethyl acetate và một số phụ chất khác nhằm tăng cường độ kết dính và cho thời gian khô nhanh chóng. Trong đó, Cyanoacrylat là muối của axit acrylic và Cyanua (Cn), sẽ cho hiệu quả kết dính cao nhất khi được tiếp xúc với nhiệt độ và áp suất của môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, chất này lại có thể bị phá vỡ liên kết khi tiếp xúc với aceton hoặc nhiệt độ cao. Dựa trên nhược điểm này, chúng ta có thể phòng ngừa để sử dụng keo hiệu quả hơn, hoặc biết cách giải quyết khi gặp tai nạn với keo, muốn gỡ bỏ keo...