Giới thiệu Khoáng Vi Lượng Healthy Jlab Dành Cho Cá, Tép
Healthy: ( Khoáng cá tép) Công dụng: Bổ sung khoáng ở dạng vi lượng giúp mọi loại cá tép sinh trưởng ổn định, tăng khả năng sinh sản, phòng 1 số bệnh gây ra do thiếu hoặc mất cân bằng vi lượng. Liều dùng: 1 pump ( 1 lần ấn tương đương 2ml) cho 16l nước. Bổ sung hàng tuần hoặc sau khi thay nước. Lưu ý: Khi thay nước vẫn dùng sản phẩm theo liều ban đầu, không tính lượng nước thay ra bổ sung vào.Đây chỉ là sản phẩm bổ sung khoáng chất vi lượng, không bổ sung Canxi và Magie, không làm tăng độ cứng nước. Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Lắc đều trước khi sử dụng.
Tầm quan trọng của các nguyên tố vi lượng đối với cá và tép: 1.Sắt (Fe): Fe trong cơ thể tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ như Hemoglobin hay có thể ở dạng vô cơn như Fe dự trữ. Fe giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp. Thiếu Fe, cá sẽ giảm lượng hồng cầu và gan vàng. Trong khẩu phần thức ăn, Fe ở dạng vô cơ dễ hấp thu hơn Fe hữu cơ và Fe có hóa trị thấp hấp thu nhanh hơn Fe có hóa trị cao. ĐVTS có thể hấp thu sắt qua môi trường. Trong thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều Fe thích hợp cho sự hấp thu của ĐVTS. 2.Đồng (Cu): Là thành phần của nhiều Enzyme có hoạt tính OXH và có vai trò quan trọng trong sự hô hấp, là thành phần của sắc tố đen (Melanin), kích thích quá trình sử dụng Fe và là chất xúc tác cho việc tạo thành Hemoglobin (Hb). Cu đóng vai trò quan trọng trong sự hấp thu các yếu tố kim loại khác như Fe, Zn. Đối với giáp xác dấu hiệu thiếu Cu là tôm giảm sinh trưởng, giảm hàm lượng Cu trong máu, gan tụy. Ở cá thiếu Cu cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng và dễ bị nhiễm bệnh.3.Kẽm (Zn): Kẽm là thành phần cấu tạo enzyme carbonicanhydrase (xúc tác phản ứng hydrat hóa) làm tăng khả năng vận chuyển CO2. Carbonicanhydrase còn kích thích tiết HCl trong dạ dày. Khi thiếu kẽm tôm cá giảm tăng trưởng và giảm sức sinh sản.4.Mangan (Mn): Mn là một thành phần cần thiết của một số Enzyme như pyruvate carboxylase, lipase hay là thành phần cấu thành Enzyme trong chuyển hóa Protein, lipid và carbohydrate. Sự thiếu hụt Mn làm giảm tăng trưởng của cá, cá còi cọc, dễ bị dị hình 5.Selen (Se): Se là khoáng chất cần thiết cho cá. Trong cơ thể Se và Vitamin E tham gia vào quá trình trao đổi lipid. Se có chức năng chống lại quá trình tự OXH của lipid màng tế bào, là thành phần chính trong cấu thành Enzyme glutathione peroxidase (GSH). Sự thiếu hụt Se làm giảm tăng trưởng, đặc biệt là giảm hoạt tính của Enzyme GSH trong gan và huyết tương. Sự thiếu hụt Se làm gia tăng quá trình OXH lipid ở giai đoạn tê cứng của cá. Enzyme GSH xúc tác quá trình khử hydrogen peroxide hay các hydro-peroxyde hữu cơ khác (-ROOH), làm giảm hàm lượng peroxide trong nội tế bào. 6. Iodine (I): I là thành phần quan trọng của Hormone tuyến giáp (thyroxin hay T4 và triiodothyronine hay T3), Hormone này có vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất. Cá có thể hấp thu I từ môi trường nước. Khả năng hấp thu I phụ thuộc vào hàm lượng Ca trong nước. Sự thiếu hụt I gây ra sưng tuyến giáp.