Tác giả: Johannes Hirschberger Dịch giả: Nhiều dịch giả - Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính Nhà xuất bản: NXB Tri Thức Công ty phát hành: Thời Đại Số trang: 1562 Hình thức bìa: Bìa cứng Ngày xuất bản: 01/2021 Trọng lượng (gr):2343 LỊCH SỬ TRIẾT HỌC - Bộ 2 tập
Tập 1: TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI (652 trang) Tập 2: TRIẾT HỌC CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI (910 trang) Tác giả: Johannes Hirschberger
Chủ Trương và Hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn
Tập thể dịch giả: Dương Xuân An, Thánh Pháp, Đoàn Thị Kim Cúc, Nguyễn Thanh Huy, Nguyễn Thị Minh, Đặng Thị Hồng Nhung, Vũ Hoàng Lan Phương
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (TÂY PHƯƠNG) từ khởi thủy đến hiện tại (có phụ lục về lịch sử triết học Mỹ) của JOHANNES HIRSCHBERGER (1900-1990) là công trình vượt thời gian, đến nay đã tái bản hơn 80 lần, được dịch và đọc rộng rãi trên thế giới như là tài liệu học tập và nghiên cứu. Bên cạnh sự am tường về nhiều ngành triết học và sự khảo chứng nghiêm chỉnh về nguồn triết văn, nhất là về thời cổ đại, trung đại và hiện đại sơ kỳ, chính phong cách biên soạn chân thành, có cân nhắc và nhiều phát kiến đã góp phần vào sự thành công đặc biệt của công trình này. Các phần dẫn nhập cho mỗi thời kỳ là những trang viết súc tích, nhiều gợi mở. Những nhận định bất ngờ nhưng được luận chứng vững chắc có thể làm thay đổi nhiều định kiến trước nay, nhất là về thời cổ và trung đại, lĩnh vực mà tác giả thật sự có thẩm quyền. --- Johannes Hirschberger (07.5.1900-27.11.1990) xuất thân là một nhà thần học Công giáo, đồng thời là nhà ngữ văn học, sử học và triết gia Đức. Ông được thụ phong linh mục năm 1925. Từ 1927, ông học thêm triết học, thần học và ngữ văn Hy Lạp tại đại học München (Đức) và soạn luận án về triết học Plato. Sau nhiều năm giảng dạy ở nhiều học viện triết học - thần học, ông trở thành giáo sư thực thụ vào năm 1946. Từ năm 1953, ông giữ ghế giáo sư về triết học tôn giáo tại đại học Frankfurt / M cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1968. Trong thời gian này, ông là đồng sáng lập của Niên giám triết học Gorres - Gesellschaft và chịu trách nhiệm chính trong việc biên soạn và ấn hành tập hợp “Tác phẩm” của Nicholaus Cusanus, “người sáng lập đích thực của triết học Đức: hợp nhất thời trung đại và hiện đại, thuyết duy lý Đức và triết học Kitô - giáo thành một thể liên tục trong tư duy Tây phương”.
Khi bắt tay soạn bộ Lịch sử triết học này, ông cho biết mình đi theo cách tiếp cận siêu hình học về lịch sử tư tưởng từ người thầy theo phái tân - Kinh Viện là Joseph Geyser: những lý thuyết và khái niệm siêu hình học phải được nghiên cứu và giải thích từ nguồn văn bản gốc, nhất là của thời cổ đại. Theo đó, việc “truyền thừa” trở thành một trong những tiêu chuẩn cho giá trị chân lý của các lý thuyết và khái niệm. Ý niệm dẫn đạo của cách làm này vốn đã bắt nguồn từ truyền thống Kinh Viện học trung đại, có liên quan đến việc hấp thu triết học Aristotle vào trong học thuyết của Thomas Aquino (thuyết Thomas - mới), đồng thời cũng tương ứng với chủ trương về “philosophia perennis” của thần học Kitô giáo đương thời.