Giới thiệu Sách - Sổ tay Ngữ Văn cấp 3 - All in one
Đơn vị phát hành: TKbooks NXB: Hồng Đức Tác giả: Mih Tú - Đồng Thị Tươi Bìa : mềm Số trang : 210 Năm XB: 2022
Giới thiệu sách Sổ tay Ngữ Văn cấp 3 – All in one Sổ tay Ngữ văn cấp 3 – All in one là cuốn sách tổng hợp một cách cơ bản, toàn diện những kiến thức trọng tâm của chương trình Ngữ văn lớp 10, 11, 12. Do đó, cuốn sách phù hợp với tất cả các em học sinh bậc THPT. Với nội dung chắt lọc, cô đọng, hình thức nhỏ gọn, có thể bỏ túi, cuốn sách sẽ rất tiện lợi cho việc tra cứu của các em để “hồi tưởng” nhanh kiến thức Ngữ Văn, từ đó làm tốt các bài thi và đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc Gia. Sổ tay Ngữ Văn cấp 3 Nội dung sách: Cuốn sách gồm 4 phần: Phần 1: Tiếng Việt Hệ thống hóa toàn bộ những kiến thức nền tảng cần có để làm tốt dạng bài đọc – hiểu văn bản – phần chiếm 2/10 điểm trong đề thi THPT Quốc gia. Nội dung trong sách Sổ tay Ngữ Văn cấp 3 – All in One Phần 2: Tập làm văn Hướng dẫn viết các kiểu đoạn văn thường gặp: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp; Hướng dẫn cách làm bài văn tự sự, thuyết minh, nghị luận (nghị luận xã hội, nghị luận văn học), dễ dàng vận dụng vào mọi đề thi. Phần 3: Các văn bản Cung cấp kiến thức về các văn bản văn học Việt Nam tiêu biểu trong chương trình lớp 10, 11, 12. Mỗi văn bản đều được giới thiệu ngắn gọn về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt (truyện), ý nghĩa nhan đề, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và một số ý kiến đánh giá, phê bình. Phần 4: Lí luận văn học Trang bị cho các em kiến thức về văn bản văn học; các yếu tố nội dung và hình thức của văn bản văn học; giá trị văn học, tiếp nhận văn học và các thể loại: kịch, văn nghị luận. Mục lục Phần 1: TIẾNG VIỆT 6 PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT 6 PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ 6 THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN CÁC PHƯƠNG THỨC LẬP LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN CÁC PHÉP LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THƯỜNG GẶP Phần 2: TẬP LÀM VĂN VĂN TỰ SỰ VĂN THUYẾT MINH VĂN NGHỊ LUẬN Phần 3: CÁC VĂN BẢN TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM TỎ LÒNG (Phạm Ngũ Lão) CẢNH NGÀY HÈ (Nguyễn Trãi) NHÀN (Nguyễn Bỉnh Khiêm) ĐỌC TIỂU THANH KÍ (Nguyễn Du) PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Trương Hán Siêu) ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ (Nguyễn Trãi) CHUYỆN CHỨC PHẢN SỰ ĐẾN TẢN VIÊN (Nguyễn Dữ) TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm) TRUYỆN KIỀU (Nguyễn Du) TRAO DUYÊN (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) CHÍ KHÍ ANH HÙNG (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Lê Hữu Trác) TỰ TÌNH (Hồ Xuân Hương) CÂU CÁ MÙA THU (Nguyễn Khuyến) THƯƠNG VỢ (Trần Tế Xương) BÀI CA NGẤT NGƯỞNG (Nguyễn Công Trứ) VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC (Nguyễn Đình Chiều) LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG (Phan Bội Châu) HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam) CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Nguyễn Tuân) HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (Vũ Trọng Phụng) CHÍ PHÈO (Nam Cao) VỘI VÀNG (Xuân Diệu) ĐÂY THÔN VĨ DẠ (Hàn Mặc Tử) TRÀNG GIANG (Huy Cận) TỪ ẤY (Tổ Hữu) CHIỀU TỐI (Hồ Chí Minh) VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (Nguyễn Huy Tưởng) TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh) SỐNG (Xuân Quỳnh) TÂY TIẾN (Quang Dũng) VIỆT BẮC (Tố Hữu) ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Khoa Điểm) NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔN