Mật rỉ đường hay còn gọi là rỉ mật, mật rỉ – là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô đặc và kết tinh. Đây là sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường mía. – Độ Brix: > 80% – Hàm lượng đường: > 45% – Thành phần: Đường: Sucrose (15%), Glucose (8%), Fructose (16%) Chất hữu cơ không đường: gluxit như tinh bột, các hợp chất chứa N và các axit hữu cơ Chất khoáng: P, K, Mg, Ca, Cu, Fe, Na,… – Tỉ trọng: 1.4 ± 0.05 g/ml – Đặc tính: Mật rỉ đường có dạng lỏng, hơi sánh màu nâu đen. Tuy nhiên, độ sánh và độ sậm màu của mật rỉ sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mật rỉ nguyên chất sẽ gần như là dung dịch đồng nhất và có khả năng hòa tan được trong nước. – Dung tích: Chai 700g 1/ ỨNG DỤNG CỦA MẬT RỈ – Dùng ủ dịch chuối bón hoa hồng – Sử dụng trong sản xuất một số loại bia đặc biệt có màu tối. – Dùng để bổ sung sắt cho các đối tượng không dung nạp khoáng chất này trong viên sắt bổ sung. – Sử dụng để lên men tạo ra các sản phẩm như nấm men, axit amin và axit xitric – Phụ gia trong chế biến thức ăn chăn nuôi. – Sử dụng làm mồi câu cá. – Là nguồn cacbon trong một số ngành công nghiệp. – Được tẩy trắng bằng magie clorua và dùng để làm chất chống tạo băng. – Sản xuất cồn etylic dùng làm nhiên liệu động cơ – Được hỗn hợp với keo để dùng trong ngành in. – Bổ sung vào đất trồng để tăng hoạt tính sinh học của đất. – Sử dụng trong thủy canh để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. – Dùng làm nguồn thức ăn trong nuôi cấy vi sinh, ủ phân hữu cơ,… – Có tác dụng trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp, xử lý ao nuôi tôm
2/ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Ủ phân và rác thải (ủ 1 tấn phân): chế phẩm vi sinh + 2-3 kg (1.5-2 lít) mật rỉ đường + 1 tấn phân chuồng hoặc chế phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ. Nuôi cấy vi sinh: 1 lít chế phẩm EM1 + 1.2 kg (0.8 lít) mật rỉ đường + 18 lít nước = 20 lít EM2 (ủ 7-10 ngày)
Dùng trong chăn nuôi: – Ủ thức ăn xanh cho trâu bò: mật rỉ đường 2-4 %, muối 1-2 % so với trọng lượng cỏ tươi – Sử dụng mật rỉ đường nuôi lợn: 5-10 % lượng thức ăn – Sử dụng mật rỉ đường nuôi gia cầm (% lượng thức ăn): dưới 4 tuần tuổi: <1 %, trên 4 tuần tuổi: <5 %. – Giảm pH trong ao nuôi thủy sản: 30 lít/ha, hòa đều trong nước và tưới đều trên mặt ao nuôi.
3/ CÁCH BẢO QUẢN – Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp và nguồn nhiệt – Đóng kín nắp sau khi mở