Giới thiệu NANO SILIC - Giúp cho chống sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm gây bệnh 100ml
NANO SILIC AHT Phân bón vi lượng – CÔNG NGHỆ NANO HIỆN ĐẠI NHẤT: Thành phần: Molipden (Mo) 50 ppm; Phụ gia: Nano Silic 3500ppm; Nano Chitosan: 5000ppm. Công dụng – Giúp cho chống sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm gây bệnh. Nếu cây lúa có tỷ lệ silic cao thì sâu đục thân, sâu cuốn lá cũng khó xâm nhập. – Làm cho lá đứng giúp cho cây quang hợp tốt. – Làm cho cây cứng chống ngã, đổ. – Làm giảm sự mất nước giúp cho cây chống hạn và chống nóng. – Làm tăng khả năng oxy hóa của rễ lúa làm giảm tác hại do hút quá nhiều sắt và mangan. Các tác dụng khác được ghi nhận và ở nhiều loại cây là: – Cần cho sự tạo thành diệp lục, cần thiết cho quang hợp. – Làm tăng hiệu quả sử dụng phân lân và hiệu quả sử dụng phân đạm. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Pha 1000ml NANO AHT Silic với 220 - 320 lít nước. + Silic có nhiều loại, nhiều nguồn khác nhau. Thông thường trong đất có hàm lượng Silic là thành phần chính từ 50-60% tùy loại đất. Hạt cát và một số loại đá cũng có Silic (đặc biệt cát có hàm lượng Silic rất cao 80-90%), nhưng quan trọng nhất là Silic đó ở dạng hòa tan được hay không, cây trồng có sử dụng được hay không. Silic trong cát và đá đa phần không thể hòa tan do vậy cây trồng không hấp thụ được. Silic, nguyên tố nhiều đứng thứ 2 trên trái đất, dạng ưu thế của nó là acid mono silic Si(OH)4 . Acid silic được tìm thấy trong dung dịch đất chứa khoảng từ 3,5 – 4,0 mg/l ( từ 3,5 – 4,0 ppm). Trong các loại khoáng chứa Si thì khoáng Clinoptiolite có chứa hàm lượng SiO2 cao hơn rất nhiều so với các loại khoáng khác và đặc biệt là có tỷ lệ Si02 hữu hiệu cao (có thể hòa tan được) đạt đến 65-70%, vì vậy SiO2 được cây trồng hấp thu được ngay khi bón vào trong đất. + Cây hút silíc và tích luỹ trong thành tế bào ngăn chặn sự xâm nhập của tế bào sợi nấm vào tế bào. Hơn nữa, silíc làm tăng tính chống chịu bệnh hại do nấm bằng cách tạo vách ngăn cơ học và tích luỹ chất phenol như là chất diệt nấm (fungicide) diệt hết tế bào khuẩn ty có manh nha xâm nhập vào tế bào. Các thí nghiệm của Datnoff (1991) và Willow (1992), bón silic làm cho lúa tăng đáng kể tính kháng bệnh và làm tăng năng suất lúa lên 56 đến 88%. Trong việc chịu hạn và mặn, silíc giúp cây hạn chế thoát hơi nước, duy trì nước trong lá ở mức cao, ổn định nhờ việc tạo thành lớp biểu bì kép silica-cutic (sừng cứng).