1. Những tranh cãi về cây mầm: Cuộc tranh cãi đầu tiên nổ ra vào năm 1996 sau khi có một loạt các vụ nhiễm độc khuẩn salmonella và E coli đối với rất nhiều giá đỗ còn sống. Một cách tự nhiên, các nhà chuyên môn khuyến cáo rằng cần phải nấu chín các loại mầm giá này. Thế nhưng bằng cách này, bạn sẽ tiêu hủy đi phần lớn các chất dinh dưỡng có trong chúng. Mặc cho những mối lo ngại về sự nhiễm độc thì trên trang web của The World’s Healthiest Foods (WHF), các nhà chuyên môn vẫn khẳng định giá trị tuyệt vời của những giá mầm còn sống.Họ giải thích rằng những mầm cây này gần như không bị nhiễm độc vì không phải trải qua quá trình sinh trưởng mà ở đó thường có sự tác động của nguồn nước thải từ các cơ sở chăn nuôi, phân bón cũng như quá trình thu hoạch không đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Rau mầm bông cải xanh 2. Lợi ích về sức khỏe: Từ năm 1992-1997 nhóm nghiên cứu của John Hopkins đã tìm ra được hợp chất chống ung thư của bông cải xanh và họ đã cô lập được thành phần này. Đến năm 1997, nhóm này đưa ra kết luận rằng: mầm bông cải xanh có tác dụng chống ung thư và ngăn ngừa hội chứng oxy hóa cao hơn rất nhiều lần so với bông cải đã trưởng thành. Họ thậm chí đã thành lập công ty và được cấp bằng chứng nhận về việc gieo trồng loại mầm bông cải này sau khi có được phát hiện vô cùng quí giá trên. Thế nhưng liệu bạn có đảm bảo rằng những hạt giống mà mình gieo trồng sẽ không bị nhiễm độc. Giải pháp an toàn cho vấn đề này là hãy tìm đến các cửa hàng có uy tín để có được cho mình những hạt giống đã qua xử lí sinh học. Việc gieo trồng cũng không có gì quá khó: thông tin về hạt giống, phương pháp gieo trồng có đầy rẫy trên mạng và bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra cho mình những khay rau chất lượng nhất.