Giới thiệu Nước rửa tròng kính , dung dịch vệ sinh mắt kính chính hãng TAMANHOPTICAL
Mắt kính từ lâu đã trở thành trợ thủ đắc lực của con người trong việc chữa trị các tật khúc xạ về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giữ gìn và làm vệ sinh mắt kính cho đúng cách và khoa học, giúp kính sử dụng lâu bền và trông mới hơn. Sau một thời gian sử dụng, kính mắt của bạn sẽ bị mờ, dính bụi bẩn, đặc biệt là trong các kẽ, khe kính. Sau đây là cách làm sạch và khiến kính mắt của bạn sáng như mới.
Lau kính
Mắt kính phải được lau chùi thường xuyên để giữ cho chúng sạch sẽ. Lau kính bằng vải mềm thật nhẹ nhàng, không sử dụng vải thô để lau vì nó có thể gây ra các vết trầy xước trên kính, làm giảm độ hiển thị. Khăn lau kính tốt nhất là được dệt từ vải sợi mịn, nhỏ, trơn và là loại chuyên dùng để lau kính. Khăn luôn được bảo quản trong hộp riêng để tránh bụi bặm. Tuyệt đối không lau kính bằng quần áo đang mặc, gây mờ kính, gãy gọng kính, đứt sợi nylon (cước), đặc biệt với các loại gọng kính khoan và kính có thể tháo rời mắt.
Rửa kính
Phần lớn mọi người đều làm sạch mắt kính của họ chỉ với một mảnh vải mềm khô. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Bạn nên sử dụng một chất lỏng nào đó của một số loại nước như nước hoặc xà phòng loại dịu nhẹ, nước rửa kính hoặc cồn, giấm, nước lọc để loại bỏ các chất bẩn và bụi bẩn trên bề mặt mắt kính và làm sạch đúng cách.
Một số lưu ý trong việc bảo quản và sử dụng mắt kính
– Dùng 2 tay khi đeo và gỡ kính: Sử dụng một tay có thể gây nên sai lệch gọng và tâm của mắt kính, ảnh hưởng tới tuổi thọ của kính cũng như tới đôi mắt.
– Không tự sửa kính: Nếu cảm thấy kính bị lệch thì bạn không nên tự sửa. Việc sửa kính đòi hỏi phải có chuyên môn và dùng những dụng cụ chuyên ngành.
– Không cầm tay vào mắt kính: Cầm tay vào mắt kính thường làm cho mắt kính bị mờ đi vì mắt kính rất dễ bắt dính dầu và mồ hôi, tay bị bụi bẩn cũng có thể làm cho kính bị trầy xước, ố màu làm cho khả năng quan sát bị hạn chế có thể gây nên nhức mỏi mắt, đau đầu.
– Khi vệ sinh kính, bạn nên xả nước rửa trước rồi lau. Vì khi mắt kính dính bụi bẩn, nếu lau ngay thì chính lớp bụi bẩn đó sẽ crà xát làm xước mắt kính.
– Rửa kính nên xả bằng nước sạch, có thể dùng sữa tắm hay nước rửa chén bát để làm sạch kính, tránh xả nước vào hộp lò xo bản lề (những chỗ này khi bị đọng nước thường gây hiện tượng gỉ sét làm hỏng kính). Rồi sau đó mới lau gọng kính và thấm nước ở mắt kính.
– Chú ý lau nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước mắt kính, gẫy gọng kính, đứt sợi nylon (cước), đặc biệt với các loại gọng kính khoan và kính có thể tháo rời mắt. Khăn lau kính tốt nhất là được dệt từ vải sợi mịn, nhỏ, trơn và là loại chuyên dùng để lau kính. Khăn luôn được bảo quản trong hộp riêng để tránh bụi bặm.
– Tuyệt đối không lau kính bằng quần áo đang mặc, một số người đeo kính do sự tiện lợi thường lau kính bằng cách này nhưng nó sẽ khiến kính bị xước.
– Khi không đeo kính thì nên cho kính vào hộp để tránh va đập, xước hay bụi…
– Không để kính nơi có nhiệt quá cao hay quá thấp.