Giới thiệu Sách - 33 Bài Thực Hành Theo Phương Pháp Shichida - Giúp Phát Triển Não Bộ Cho Trẻ - FIRST NEWS
Tên Nhà Cung Cấp FIRST NEWS Tác giả Ko Shichida Người Dịch Lê Nguyễn Khánh Dũng NXB NXB Thế Giới Năm XB 2021 Ngôn Ngữ Tiếng Việt Trọng lượng (gr)220 Kích Thước Bao Bì 20.5 x 13 cm Số trang 216
Cha mẹ chính là người giúp trẻ phát huy được khả năng trí tuệ vô hạn của trẻ. Và giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của trẻ để làm điều đó.
Điều thứ nhất: Những bài học kết hợp với chơi cùng trẻ theo phương pháp Shichida này có thể không mới vì có những trò mà hồi nhỏ ai trong chúng ta cũng đã từng chơi qua, hoặc là bây giờ các bậc cha mẹ vẫn đang dạy cho con mình, chỉ có điều có thể không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ những bài học đó có tác dụng như nào đến sự phát triển trí não của trẻ mà thôi.
Điều thứ hai: Trước khi tham khảo hay áp dụng những điều được viết trong note này mình xin nhấn mạnh rằng các bậc cha mẹ đừng nên cầu toàn mong sẽ áp dụng hết những phương pháp này để dạy con mình. Bởi vì mỗi trẻ có sở thích và thiên hướng khác nhau nên cha mẹ chỉ nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với những bài học đó, để từ đó xem trẻ có hứng thú với cái nào thì mình sẽ tích cực ủng hộ trẻ chơi trò đó. Bởi con cái có cuộc đời riêng của chúng, chứ không phải là vật sở hữu của chúng ta, nên cha mẹ chỉ là người giúp con tìm ra được thiên hướng và đam mê của con để giúp con duy trì đam mê và hứng thú đó.
Điều thứ ba: Nếu bạn đọc 1 cuốn sách về nuôi dạy trẻ bạn sẽ nghĩ mình sẽ tham khảo và áp dụng hầu hết những phương pháp được ghi trong đó. Nhưng khi bạn đọc 10 cuốn sách bạn sẽ tự nhận ra rằng mình sẽ chỉ áp dụng một vài phương pháp đó để dạy con mình mà thôi. Việc mình tóm tắt nhiều cuốn sách để chia sẻ với mọi người chính là để cha mẹ có một cái nhìn rộng hơn với những kiến thúc, lượng thông tin về giáo dục sớm cho trẻ, để từ đó cha mẹ biết mình nên chọn cái nào phù hợp với sở thích và điều kiện gia đình. Mục đích sâu xa hơn thế nữa đó là việc cha mẹ biết được nhiều kiến thức cũng có nghĩa trẻ sẽ có cơ hội nhiều hơn được tiếp xúc với những phương pháp học và chơi để phát huy tính sáng tạo, và trí tuệ, để từ trong môi trường kích thích phong phú đó trẻ sẽ tìm ra được cái mà chúng thích. Mình mong nếu như thế sẽ có thêm nhiều trẻ em được hạnh phúc, được sống đam mê và sáng tạo phát huy được những khả năng mà trẻ có, từ đó tự mình sẽ tìm ra con đường mà chúng chọn chứ không phải con đường cha mẹ chọn cho chúng.
Điều thứ tư: Bạn có thấy tất cả những nhà giáo dục sớm nổi tiếng của Nhật như Shichida, Kubota, Ibuka, Suzuki…có bao giờ lấy con cái mình ra làm ví dụ để chứng minh cho mọi người thấy rằng con họ đã được áp dụng phương pháp nuôi dạy sớm nên thông minh như này, như kia hay không. Đương nhiên bản thân họ là những người hiểu rõ nhất về những phương pháp đó để nuôi dạy con, cháu mình, nhưng không bao giờ họ lấy con cái mình ra làm ví dụ để “câu” sự ủng hộ của độc giả. Bởi bản chất của giáo dục sớm không phải để tạo ra thần đồng, và họ cũng không nuôi dạy con mình thành những thần đồng. Họ cũng không cần phải lấy sự thông minh của con mình ra làm ví dụ bởi cái gì là chân lý đúng đắn thì sẽ được kiểm chứng qua thực tế, chứ không cần những màn quảng cáo.
Điều thứ năm: tất cả các nhà giáo dục sớm đều khuyên việc “tâng” một đứa trẻ có trí tuệ phát triển nhanh là thần đồng, hay khoe con mình là giỏi giang với mọi người là điều nên tránh vì nó vô cùng nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ. Bởi vì, lẽ ra một đứa trẻ 4-5 tuổi mới biết đọc thì bây giờ 1 tuổi rưỡi-2 tuổi đã biết đọc, nghĩa là cha mẹ sẽ phải vất vả hơn rất nhiều để tiếp tục tạo cho trẻ môi trường kích thích nhiều hơn, làm sao cho trẻ không bị nhàm chán. Nghĩa là, trẻ phát triển nhanh hơn những trẻ khác 2-3 năm như vậy thì cha mẹ cũng phải dày công để làm sao lấp đầy khoảng 2-3 năm chạy trước đó để giúp trẻ duy trì hứng thú và đam mê. Còn nếu cha mẹ không thực sự giác ngộ được điều này thì trẻ cũng sẽ chỉ là những mầm non “thiên tài” bị chết yểu như biết bao trường hợp từng được tung hô, ca tụng trên báo chí.