Giới thiệu Sách - Alcaloid Naphthylisoquinolin (Dùng cho dược sỹ và học viên sau đai học)
Video giới thiệu sản phẩm Sách - Alcaloid Naphthylisoquinolin (Dùng cho dược sỹ và học viên sau đai học). Nguồn: Shopee.
Sách - Alcaloid Naphthylisoquinolin (Dùng cho dược sỹ và học viên sau đai học) Tác giả TS. Phạm Đông Phương Nhà xuất bản NXB Giáo Dục Việt Nam Đơn vị phát hành NXB Giáo Dục Việt Nam Ngày xuất bản 2011 Số trang 220 Kích thước 16x 24cm Loại bìa Bìa mềm Nội dung Vào những năm 1970, nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu CIBA (Bombay, Ấn Độ) và nhóm các nhà nghiên cứu người Pháp lần đầu tiên đã báo cáo một vài công trình nghiên cứu về alcaloid naphthylisoquinolin (ANIQ). Tuy nhiên, nhóm alcaloid này chỉ được tập trung nghiên cứu từ giữa những năm 1990 trở lại đây, đứng đầu là các nhà nghiên cứu người Đức. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu của Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và một số nước châu Phi như Cameroon, Tanzania và Công Gô.
Năm 1986 chương “The Naphthyllsoquinoline Alcaloids” đã được viết và xuất bản trong cuốn The Alcaloids, 29, (brossi, ed.). Chương 3, 141-184 (Academic Press, New York, 1986), trong đó chủ yếu trình bày về các phương pháp phân tích, đánh giá cấu trúc, phương pháp tổng hợp hay bán tổng hợp một số ANIQ và tác dụng sinh học của các chất đã được nghiên cứu trong nhóm hợp chất này.
Năm 1996 tại “Hội nghị chuyên đề về phát triển thuốc từ dược liệu” tổ chức tại Hàng Châu – Trung Quốc, G. Bringmann (Viện nghiên cứu hoá hữu cơ thuộc Đại học Würzburg - Cộng hòa Liên bang Đức) đã báo cáo về alcaloid naphthylisoquinolin monomer (biaryls) và dimer (quateraryls) có cấu tạo do đồng phân trục (axial chirality). Đặc biệt, từ loài Ancistrocladus korupensis ở Cameroon đã chiết xuất, phân lập được các alcaloid dimer, bao gồm các michellamin A-F, có tác dụng kháng HIV (Boy et al. 1994) và đã được coi như là chìa khoá để mở ra hướng mới trong việc khám phá thuốc kháng HIV-AIDS. Dịch chiết các loài thuộc họ Ancistrocladaceae và Dioncophyllaceae (Bringmann et al. 1998) đã chứng tỏ có tác dụng sinh học đầy hứa hẹn, đặc biệt là có tác dụng kháng ký sinh trùng trong một số bệnh nhiệt đới như bệnh buồn ngủ châu Phi (African sleeping sickness), bệnh leishmania in vitro (Ponte-Sucre et al, 2009), bệnh sốt rét in vitro và in vivo (Francois et al.