Sách - Bài Giảng Bảo Dưỡng và Thử Nghiệm Thiết Bị Điện

Thương hiệu: Lê Văn Doanh | Xem thêm các sản phẩm Sách & Tạp Chí của Lê Văn Doanh
Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Giáo Dục > Sách - Bài Giảng Bảo Dưỡng và Thử Nghiệm Thiết Bị Điện
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Bài Giảng Bảo Dưỡng và Thử Nghiệm Thiết Bị Điện

Sách - Bài Giảng Bảo Dưỡng và Thử Nghiệm Thiết Bị Điện
Tác giả: Lê Văn Doanh
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
Đơn vị phát hành: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
Ngày xuất bản:2018
Số trang :80
Kích thước 19 x 27 cm
Loại bìa: Mềm

Nội dung :
Mục tiêu: Trình bày lợi ích của việc bảo dưỡng, các khái niệm cơ bản về bảo dưỡng,
các hình thức và chính sách bảo dưỡng. Nêu bật độ tin cậy, quy luật hư hỏng và độ sẵn sàng hoạt động của máy móc, thiết bị.
1.1. Lịch sử bảo dưỡng công nghiệp
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai nền sản xuất phát triển với trình độ tự động hoá ngày càng cao. Để đảm bảo sản xuất liên tục yêu cầu hệ thống máy móc, thiết bị phải được bảo dưỡng theo một chế độ thích hợp. Bảo dưỡng góp phần nâng cao độ tin cậy của máy móc thiết bị, đảm bảo các dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục với hiệu suất cao. Năm 1950 khái niệm bảo dưỡng xuất hiện đầu tiên trong các xí nghiệp Hoa Kỳ. Năm 1971 Nippon Denso áp dụng bảo dưỡng vào các hệ thống công nghệ của Nhật Bản có sự tham gia của người lao động hình thành TPM (Total Productive Maintenance). Trước năm 1980 khái niệm bảo dưỡng chỉ hạn chế trong việc lau sạch máy móc, cho dầu mỡ, sửa chữa cơ, điện, khắc phục sự cổ nhanh. Về sau bảo dưỡng chuyển sang phương hướng chú trọng phòng ngừa, phát hiện, thay thể sớm thiết bị hư hỏng đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục.
1.2. Các định nghĩa cơ bản về bảo dưỡng
1.2.1. Định nghĩa Bảo dưỡng là tập hợp các hoạt động cho phép duy trì hoặc phục hồi một tài sản (he thống sản xuất, máy móc, thiết bị...) trong trạng thái quy định.
1.2.2. Nội dung của bảo dưỡng
Trong định nghĩa về bảo dưỡng có 3 yếu tố cần phân tích :
» Duy trì: giữ vững trạng thái hoạt động quy định, hàm chứa khái niệm cần phỏng
ngừa các hư hỏng, sự cố có thể xảy ra. » Phục hồi: đưa thiết bị về trạng thái ban đầu, hàm chứa khái niệm sửa chữa
» Trạng thái quy định: hàm chứa các tính năng mà hệ thống cần đạt tới.
1.2.3. Phân biệt bảo dưỡng và bảo trì
Ta cần phân biệt khái niệm bảo dưỡng và bảo trì. Trong khi bảo trì chỉ nhằm duy trì trạng thái quy định của máy móc thiết bị thì bảo dưỡng có nghĩa rộng hơn, bao hàm khải niệm bảo trì cùng với cải tiến, nâng cấp hệ thống.

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Bài Giảng Bảo Dưỡng và Thử Nghiệm Thiết Bị Điện
Sách - Bài Giảng Bảo Dưỡng và Thử Nghiệm Thiết Bị Điện

Giá EMT
Liên kết: Tuýp Gel dưỡng nha đam đa năng Jeju Aloe Fresh Soothing Gel Tube (300ml)