Mã hàng 8936056796692 Tên Nhà Cung Cấp : Quảng Văn Tác giả Tony Wagner Người Dịch Hoàng Đức Long NXB: NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội Năm XB : 2020 Trọng lượng (gr) 400 Kích Thước Bao Bì 20.5 x 14.5 cm Số trang 360 Hình thức Bìa Mềm GIỚI THIỆU TÁC GIẢ Tony Wagner hiện là Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Chính sách giáo dục và làm việc như một chuyên gia của Phòng thí nghiệm đổi mới sáng tạo - Đại học Harvard. Ông lấy bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ giáo dục học tại Đại học Harvard. Tony từng có thời gian 12 năm giảng dạy như một giáo viên trung học, là giáo sư đại học chuyên ngành sư phạm và là giám đốc sáng lập tổ chức Các nhà giáo dục vì Trách nhiệm xã hội. THÔNG TIN SÁCH Trên phương diện học thuật, ông thường xuyên tham gia các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế, với nhiều bài viết chuyên sâu về giáo dục, cải cách trường học và là tác giả của sáu tựa sách, trong đó cuốn “The Global Achievement Gap” tiếp tục nắm giữ vị trí sách bestseller với hơn 140.000 bản in. Thời khóa biểu gấp gáp, chương trình học rời rạc, việc học tập chủ yếu được thể hiện bằng việc “thuộc lòng” những bài giảng của giáo viên vẫn còn là những thực tế đáng buồn trong các trường học. Tỉ lệ trẻ vị thành niên mắc các vấn đề tâm lý do áp lực học tập tăng nhanh trong vài năm gần đây khiến người ta đặt câu hỏi ý nghĩa hay giá trị thực sự của trường học là gì?
Để trả lời cho những câu hỏi đó, chuyên gia giáo dục Tony Wagner đã tiến hành nghiên cứu các trường học ở Mĩ và đúc kết bằng thông điệp: Ý nghĩa thực sự của trường học là tạo ra những con người có khả năng đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống thực , không phải là điểm số hay thứ hạng cao trong các kỳ thi. Thông điệp này được ông thể hiện xuyên suốt trong cuốn sách Bài học giáo dục từ nước Mĩ.
Cuốn sách là câu chuyện đầy lôi cuốn và ý nghĩa về cách thức các trường trung học của nước Mĩ vượt qua thách thức đến từ những biến đổi nhanh chóng của thế giới và của nội tại quốc gia. Thông qua khảo sát, nghiên cứu tại một số trường trung học tiêu biểu, cả công lập lẫn tư thục, Tony Wagner đã nêu lên cuộc vật lộn giữa những giáo điều lỗi thời, định kiến và sự phân biệt với tinh thần tự do, khao khát sự thay đổi, kiến tạo nền văn hóa sản sinh tri thức; đồng thời chỉ ra một lộ trình sơ khởi cho nỗ lực tạo dựng một Trường làng Hiện đại, nơi cam kết lâu dài với nền giáo dục nhân văn, khai phóng…
Điều đó khơi lên những suy ngẫm đối với những thành viên của một cộng đồng học tập ở mọi quốc gia: Ai cũng có trách nhiệm trong quá trình cải thiện trường học. Chúng ta nên kết nối ra sao và làm điều gì đúng đắn