Giới thiệu Sách - Bán Được Hàng Hay Là Chết: Cẩm Nang Sinh Tồn Trong Bán Hàng Mcbooks
Bán hàng là một công việc căng thẳng, đòi hỏi khắt khe, ức chế và cũng cực kỳ thú vị và đáng làm. Không có nghề nào khác có nhiều thăng trầm như vậy, bạn có thể đi từ việc khóc trong phòng tắm đến bật một chai rượu sâm banh một phút tiếp theo, sau đó lại khóc trong xe của bạn trong cùng một ngày.
Cuốn sách "Bán được hàng hay là chết" này dành cho bất cứ ai có đủ can đảm thức dậy vào buổi sáng, uống một lượng cafeine bất thường và sống cuộc sống của một nhân viên bán hàng.
Đã bao giờ bạn nghĩ rằng, bán hàng là nghề nuôi bạn sống, là nghề cho bạn tương lai hay chưa? Nếu trước đây bạn đã từng nghe rất nhiều đến hai từ "Bán hàng", tên gọi của một nghề thân thuộc, dù ở Việt Nam nó chưa bao giờ được liệt vào những nghề cao quý. Nhưng chính sự thay đổi của thời cuộc, mà ngày nay chính "bán hàng" lại là một nghề mà đi tới đâu người ta cũng nhắc tới, không có bán hàng thì không có tiền, không có bán hàng thì không có sự sinh tồn của doanh nghiệp.
Bán hàng đã từng là một nghề bị ruồng rẫy, chính xác là như vậy. Cách đây 10 năm, ít ai nghĩ tới việc “bán hàng chuyên nghiệp”, “nghề bán hàng” chỉ được dành cho những tiểu thương mở cửa hàng kinh doanh hoặc những người bán hàng dạo. Sự xuất hiện của những nhân viên bán hàng của các hãng tiêu dùng nhanh thường được gắn với những cái tên chung như bọn bán hàng, hội chào mời hay tụi tiếp thị... Điều này cũng không có gì khó hiểu bởi khi đó nhân viên bán hàng chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng và trang phục của nhân viên bán hàng chỉ là bộ quần áo, đôi dép mòn quẹt và chiếc bút bi treo túi, một hình ảnh không thấy gì là thiện cảm.
Tâm lý “bọn bán hàng” còn tiếp tục phổ biến, đặc biệt tại khu vực miền Bắc và miền Trung. Thậm chí cho tới năm 2003-2004, bán hàng vẫn chỉ được coi là một bãi đáp tạm thời cho những sinh viên mới ra trường còn ít kinh nghiệm. Hình ảnh những nhân viên trẻ mới ra trường phải lăn lộn, miệt mài chịu nắng mưa cùng vô vàn lời từ chối không phải là hình mẫu lý tưởng cho ai ham thích những công việc rảnh rỗi và nhàn hạ.
Sự thay đổi tư duy trong bán hàng được thổi một làn gió mới, đặc biệt là từ các công ty liên doanh hoặc vốn nước ngoài. Họ xác định rằng bán hàng là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, một sản phẩm thành công có sự tham gia mật thiết của đội ngũ bán hàng. Ngoài việc tuyển chọn được những người có khả năng bán hàng giỏi, các công ty này đều sử dụng hệ thống bán hàng, bao gồm các nghiệp vụ quản lý khách hàng, kết hợp với giám sát bán hàng và theo dõi chặt chẽ tình hình tiêu thụ. Ngay cả các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trước đây coi bán hàng là nghiệp vụ bình thường, chỉ bao gồm chào mời – bán – trả tiền thì bây giờ còn phải lo lắng theo dõi số liệu tiêu thụ hàng ngày, hàng giờ và chăm sóc khách hàng hợp lý để bán được hàng nhiều hơn.
Bán Được Hàng Hay Là Chết - Cẩm Nang Sinh Tồn Trong Bán Hàng
Người làm kinh doanh sẽ tồn tại cho đến khi một thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái Đất và hủy diệt nền văn minh của loài người mãi mãi. Chỉ cần mọi người có thứ để bán, thế giới không thể hoạt động, cho dù bao nhiêu người ước dân bán hàng biến mất đi chăng nữa. Như người ta nói, sẽ chẳng có gì xảy ra cho đến khi ai đó bán một cái gì đó.
Cuốn sách này viết ra để những người đã làm công việc bán hàng được một thời gian đọc giải trí, giúp rèn luyện người mới hoặc những người muốn xây dựng sự nghiệp từ ngành này, đồng thời để nhắc nhở những người bán hàng ở khắp mọi nơi rằng họ không cô đơn. Ngay cả trong những thời khắc đen tối nhất, khi khách hàng cuối cùng bạn cần chốt đơn hàng để đạt doanh số không trả lời điện thoại, bạn cũng không đơn độc đâu.
Cuốn sách là vũ khí bí mật, là cẩm nang mà bất cứ ai đang tồn tại trong thời đại không nên bỏ qua. Bạn sẽ:
• Hiểu được nghề bán hàng là gì: Một loạt trắc nghiệm đưa ra để bạn định hình như thế nào là bán hàng, tại sao được gọi là nghề bán hàng.
• Cuộc sống hàng ngày của nghề bán hàng: Hiểu hơn về nghề, làm sao để người thân , người xung quanh hiểu về công việc bán hàng. Đặc biệt, chúng ta còn nhìn nhận được nghề bán hàng thông qua cách làm việc với khách hàng, đồng nghiệp, cùng với cách làm thế nào để thu nhập mình tăng trưởng trong ngành này.
• Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Chắc chắn rồi, muốn bán hàng phải có khách hàng. Làm sao để bán hàng, bạn sẽ biết cách tiếp cận, các phương pháp chốt sale và giải quyết những pha khủng hoảng của bản thân khi tiếp cận khách hàng.
• Khách hàng: Muốn bán hàng, phải hiểu khách hàng, bạn sẽ bắt đầu xây dựng mối quan hệ với họ và chăm sóc họ như thế nào để biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành của mình.
• Sau bán hàng: Bạn nên nhớ, 20% khách hàng trung thành sẽ mang về cho bạn 80% doanh thu, vậy nên chăm sóc khách hàng sau bán là điều vô cùng quan trọng không thể bỏ qua.