Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Chính Trị - Pháp Lý & Khoa Học > [Mã BMLTA50 giảm đến 50K đơn 99K] Sách - Bảo Đảm Quyền Tố Tụng Dân Sự Của Đương Sự
Giới thiệu Sách - Bảo Đảm Quyền Tố Tụng Dân Sự Của Đương Sự
Sách - Bảo Đảm Quyền Tố Tụng Dân Sự Của Đương Sự Tác giả: TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng Nhà xuất bản: Công An Nhân Dân Khổ sách: 14.5x20.5cm Phát hành: 2023 Công ty phát hành: Nhà sách Tư Pháp Giá bìa: 150.000 đ Số trang: 344 trang Hình thức bìa: Bìa mềm Trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, vấn đề bảo vệ quyền con người ngày càng được xem trọng. Vì vậy, trong hoạt động xét xử, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự là một tất yếu khách quan. Bảo đảm quyền tố tụng dân sự của đương sự là cơ sở cho việc giải quyết vụ án chính xác khách quan, mang lại niềm tin công lý cho người dân. Vấn đề này đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 tại điều 102: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Như vậy, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người và quyền công dân được đặt lên hàng đầu trong rất nhiều nhiệm vụ hàng đầu của Tòa án mà Hiến pháp đặt ra. Bảo đảm quyền con người và quyền công dân là cội nguồn cho sự đảm bảo quyền tố tụng dân sự của đương sự. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự là bảo đảm cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâ phạ hay tranh chấp trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án. Tuy nhiên, dưới góc độ lý luận, chưa có một công trình lý luận nào nghiên cứu một cách có hệ thống và tooàn diện về bảo đảm quyền tố tụng dân sự của đương sự, làm cơ sở cho việc đánh giá luật định. Bên cạnh đó, một số quy định về đảm bảo quyền tố tụng của đương sự được quy định trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 chưa đầy đủ hoặc thiếu cụ thể, nên việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn đã dẫn tới những vướng mắc, bất cập chưa đáp ứng yêu cầu về tính hiệu quả của việc bảo đảm các quyền tố tụng. Vì vậy, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện các quyền tố tụng dân sự của đương sự. Với mong muốn cung cấp cho bạn đọc cơ sở lý luận về đảm bảo quyền tố tụng dân sự của đương sự cũng như thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự, luận giải những nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong đảm bảo quyền tố tụng dân sự của đương sự, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo tốt hơn quyền tố tụng dân của đương sự ở Việt Nam, tác giả lựa chọn biên soạn cuốn “Bảo đảm quyền tố tụng dân sự của đương sự”. Trân trọng giới thiệu cùng ban đọc!