Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Lịch Sử - Văn Hoá > Sách - [bìa cứng in 100 cuốn] Hải quốc từ chương tùng thư văn học biển đảo Việt Nam – Trần Trọng Dương khảo chú
Giới thiệu Sách - [bìa cứng in 100 cuốn] Hải quốc từ chương tùng thư văn học biển đảo Việt Nam – Trần Trọng Dương khảo chú
Cuốn sách này đồ sộ dày cỡ hơn 1000 trang. Tôi khuyên mọi người lấy bìa cứng cho lâu bền. Cuốn sách quý vị đang cầm trên tay là cuốn sách giới thiệu những di sản văn chương viết về biển đảo Việt Nam trong suốt nghìn năm lịch sử. Tổng tập này sưu tầm, biên dịch, hiệu khảo, chú thích gần 350 tác phẩm văn học Hán Nôm thời trung - cận đại và gần 100 tác phẩm văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, hò, vè) viết về lịch sử, phong tục, tập quán, sản vật địa phương, hải sản và những suy tư, tâm tình, những lời ăn tiếng nói mang hơi thở của biển cả. Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, giới nghiên cứu sử học, văn hóa học, dân tộc học, folklore học đã đạt được rất nhiều thành tựu trong việc sưu tầm, điền dã, nghiên cứu các tư liệu viết về biển đảo Việt Nam, đặc biệt là những tư liệu viết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và nhóm tư liệu về thương mại biển. Thế nhưng, những công trình về văn học biển đảo còn tương đối ít, đặc biệt là văn học trung đại. Một số chùm thơ về biển đảo Quảng Ninh, cửa biển Bạch Đằng, cửa biển Thần Phù, các chùm thơ về Hà Tiên của nhóm Chiêu Anh Các dù đã được giới thiệu đây đó, song vẫn chưa đủ để tạo nên một diện mạo tổng quan về âm hưởng biển đảo trong thơ văn người xưa. Các công trình nghiên cứu về văn học biển đảo lại càng hiếm hoi hơn. Để khắc phục những điểm khuyết thiếu về tư liệu văn học thời trung đại, cuốn sách này là một nỗ lực hệ thống hóa các tác phẩm văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm phản ánh những tâm tư, tình cảm của người xưa về biển đảo Việt Nam. Cuốn sách sắp xếp các tác phẩm theo tuyến tính lịch sử từ triều Lý - Trần - Lê Sơ - Mạc - Lê trung hưng - Tây Sơn - Nguyễn đến đầu thế kỷ XX. Cuốn sách này được hoàn thiện từ đề tài cơ sở do tác giả Trần Trọng Dương làm chủ nhiệm năm 2016, Viện Nghiên cứu Hán Nôm chủ trì. Sau sáu năm hoàn thiện, bổ sung, chú thích, hiệu chỉnh bản dịch và khảo cứu địa danh, đến nay cuốn sách được hoàn thiện với hơn 1000 trang. *** HẢI QUỐC TỪ CHƯƠNG Tùng thư văn học biển đảo Việt Nam Trần Trọng Dương khảo chú (tác giả ký tặng bạn) Viện nghiên cứu Hán Nôm Bản bìa cứng in 100 cuốn Tri Thức Trẻ Books phát hành Thể loại: Lịch sử Việt Nam, Hán Nôm Khổ sách: 16x24cm Số trang: 1040 trang. Cân nặng: 800gr. Hình thức: bìa cứng NXB: Khoa Học Xã hội Năm phát hành: 2022 *** - Tác phẩm được tuyển chọn gồm những áng thơ văn viết về hàng trăm hàng ngàn địa danh duyên hải từ Quảng Ninh đến Kiên Giang gồm các cửa biển, các hòn, các đảo, các vũng - vịnh - đầm - phá, các bến, cồn bãi, các làng xã, thôn ấp, chùa chiền, thắng tích, pháo đài, chợ búa… - Đây là một tùng thư sưu tầm và giới thiệu gần 350 tác phẩm văn chương Hán Nôm của Việt Nam thời trung – cận đại và gần 100 tác phẩm văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, hò, vè) viết về lịch sử, phong tục, tập quán, sản vật địa phương, hải sản và những suy tư, tâm tình, những lời ăn tiếng nói mang hơi thở của biển cả. - Công trình biên dịch, hiệu khảo, chú thích về địa danh, văn tự, về văn bản, điển cố, từ chương, các thuật ngữ nghề sông nước đăng đầm của người Việt. - Hải Quốc Từ Chương phản ánh những tâm tư, tình cảm của người xưa về biển đảo Việt Nam. Hơn nữa các thi liệu văn liệu trong công trình này còn là một nguồn SỬ LIỆU dồi dào chứng minh truyền thống văn hóa biển của người Việt Nam trong lịch sử. - Nền văn học Trung đại Việt Nam trước nay chủ yếu được phân kỳ trên các tiêu chí hệ hình chính trị (phong kiến- thực dân- cách mạng/ hiện đại), hoặc được phân loại theo các tiểu hệ hình tôn giáo (Nho, Phật, Đạo, Thiên chúa) mà hầu như chưa có sự khảo sát trên phương diện nội dung địa lý (thuộc về chủ đề - phương diện nội dung phản ánh, hay phương vị của chủ thể sáng tác). - Với đặc điểm địa - văn hóa, địa - chính trị của Việt Nam, văn học trung - cận đại còn có thể được nhìn từ phương diện diễn ngôn (discourse) của chủ thể sáng tác. Đó có thể là diễn ngôn của con người đồng quê thôn dã với mỹ cảm ruộng đồng, đó có thể là diễn ngôn của con người miền núi đối với đại ngàn- không gian địa văn hóa mà họ sinh trú. Đó cũng có thể là tiếng nói thể hiện xu thế hướng biển và tư duy hướng biển của người Việt. Cùng với núi và đồng bằng, những diễn ngôn hướng biển với những tri nhận hoặc mỹ cảm về biển có thể coi là những xu hướng không thể không xem xét đến khi nghiên cứu về lịch sử văn học nói riêng và lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung. *** #hải_quốc_từ_chương #trần_trọng_dương #tri_thức_trẻ_books