Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Tôn giáo & Triết học > Sách - (Bộ Chư Tử Tinh Tuyển) Lão Tử - Thanh Tĩnh Vô Vi – Khang Việt Book – NXB Văn Học
Giới thiệu Sách - (Bộ Chư Tử Tinh Tuyển) Lão Tử - Thanh Tĩnh Vô Vi – Khang Việt Book – NXB Văn Học
Trong lịch sử Trung Quốc, hiếm có giai đoạn nào mà các trường phái tư tưởng lại nở rộ như thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc (771 - 221 trước Công nguyên). Vô số học thuyết cứ liên tục xuất hiện và đi vào đời sống chính trị - xã hội, vừa tiếp thu vừa phản bác lẫn nhau, hình thành nên cục diện “bách gia tranh minh” (trăm nhà đua tiếng) có một không hai.
Xin giới thiệu độc giả bộ 10 tác phẩm của CHƯ TỬ do Ngô Trần Trung Nghĩa dịch và biên soạn.
Mỗi tập sách gồm hai phần:
Thân thế và tư tưởng của tác giả: Giới thiệu thân thế của tác giả, căn cứ theo nguồn tư liệu chính sử cũng như các truyền thuyết dân gian, đồng thời phân tích tổng quan về tư tưởng của tác giả dựa trên tác phẩm mà tác giả để lại Tác phẩm: Dịch toàn bộ hoặc tuyển dịch những thiên quan trọng trong tác phẩm của chư tử, dịch sát với nguyên văn, bên cạnh đó là tham khảo chú thích của các học giả xưa và nay, đối chiếu cả với bản dịch tiếng Anh (nếu có)
---
Lão Tử là một trong những nhân vật bí ẩn nhất của lịch sử Trung Hoa. Nhưng đồng thời, ông cũng là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc.
Lão Tử là một triết gia và một nhà tư tưởng vĩ đại, có tầm ảnh hưởng rất lớn và quan trọng đối với nền triết học Đông phương cũng như của nhân loại sau này. Có thể nói, ông sánh ngang với Khổng Tử và một số tư tưởng gia khác trong lịch sử triết học cổ đại của Trung Hoa, thậm chí có phần hơn. Chính vì vậy, học thuyết cũng như tư tưởng của ông có địa vị quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến đời sau.
“Ngăn từ khi còn chưa cá, trị từ lúc còn chưa loạn. Cây lớn cả âm sinh ra từ mầm nhỏ, đài cao chín tầng xây nên từ sạt đất, hành trình muôn dặm bắt đầu từ bước chân. Hố làm sẽ lại, cố giữ sẽ mất. Sa đã thánh nhân không cố làm nên không lại, không cố chấp nên không mất người ta làm việc, thường thất bại lúc sắp thành. nếu cẩn trọng như lúc ban đầu thì làm sao mà bai?" - Lão Tử -