Giới thiệu Sách - Bồ Tát Đạo hay con đường lý tưởng (Bộ 2 quyển )
Tác giả : Minh Đức Thanh Lương Ngôn ngữ : Việt Số trang : 793 Nhà xuất bản : TP. Hồ Chí Minh Năm xuất bản : 1990 Bìa mềm có tay gấp. Khổ sách: 14 x 20 cm. Số trang: mỗi quyển ~ 800 trang.
* PHẦN I - DẪN NHẬP Tác giả dẩn kinh Hoa Nghiêm, phẩm “Nhập pháp giới”- hay nhập Chân Như pháp giới, có nghĩa nhập cảnh giới Tỳ Lô Giá Napháp thân, tức thể nhập Tâm đại đồng của vũ trụ bao la, không còn phân biệt có mình hay kẻ khác, tâm và cảnh tuy hai mà một - làm nền tảng xây dựng tác phẩm. Và “cốt truyện” thì lấy đồng tử Thiện Tài, một nhân vật điển hình, khát khao đi tìm con đường lý tưởng hay hạnh phúc, chân lý tuyệt đối để giải thoát cho mình và cho toàn thể nhân loại, một lòng hướng thượng cầu “nhất thiết trí” (Sarvajnata), hướng hạ phát “đại bi tâm”, nên chàng đã đi khắp đó đây, có lúc phải băng rừng, lội suối, gian nan cực khổ, nhưng tâm vẫn chẳng hề thoái chuyển, hễ nơi đâu có ánh nắng mặt trời làcó dấu chân chàng đi tới, chỉ cốt sao tìm minh sư thiện hữu; chàng đã học hết các triết lý đông tây kim cổ, và đã lần lượt học mọi pháp môn thuộc tiểu thừa và đại thừa Phật giáo, với một lòng kiên trì hiếm có, cuối cùng, chàng đã đạt được chí nguyện… * PHẦN II - PHẦN CHÍNH CỦA CỐT TRUYỆN Tác giả trình bày chặng đường mà đồng tử Thiện Tài phải đi qua, tượng trưng cho 53 giai đoạn tu hành, từ lúc sơ phát tâm qua Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hành, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, sau cùng mới tới Đẳng Giác, Diệu Giác là chứng quả vị tối cao: Phật Đà. Cũng cần nói thêm ở đây là, đồng tử Thiện Tài tham học với 53 vị Thiện tri thức, bắt đầu học Bồ tát Văn thù Sư Lợi, nhưng đến Bồ tát Phổ Hiền mới là rốt ráo. Mà mọi nghi thức như : lễ bái, hành đạo đều là mật hạnh,là đầu đà, là trì giới v.v…do đó mà có tông phái Hoa Nghiêm, Thiên Thai, Tịnh Độ…có Phật giáo đại thừa.Thuở Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ở nước Thất La Phiệttại khu rừng Thệ Đa, vườn của trưởng giả Cấp Cô Độc cùng với 500 vị Bồ tát và hằng hà sa số Thanh văn…Trong kỳ pháp hội này, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi (Manjusri) nhận thấy trong thính chúng có một nhân vật xuất sắc, đáng lưu ý, đó là đồng tử Thiên Tài, một người đã trồng nhiều công đức, cúng dường rất nhiều Phật quá khứ, lại thông minh dĩnh ngộ, ham học hỏi…Nên Bồ tát Văn Thù đã vận dụng thần trí siêu việt diễn nói kinh “Phổ Chiếu Nhất Thiết Pháp Giới” thậm vi diệu, khiến cho đồng tử Thiện Tài khởi lòng cảm phục, xin qui y để cầu học Đạo Bồ tát.