Nhà xuất bản : NXB Phụ Nữ.
Công ty phát hành : PNC.
Kích thước : 10 x 15 cm.
Tác giả : Hoàng Long.
Số trang : 143.
Ngày xuất bản : 04-2018.
Loại bìa : Bìa mềm.
Bước Chân Vô HìnhNhững bài thơ haiku trong tập này rất giản đơn và bình dị nhưng đó là cái “bình thường tâm thị đạo” mà tôi luôn muốn vươn tới. Văn chương đối vói tôi luôn là sự chuyển hóa những nỗi đau, là sự trị liệu tinh thần. Trong đời sống nhiều bất trắc và hỗn mang, tâm hồn chúng ta cần phải được đối trị bằng cách đối diện với chính bản thân mình để nhận diện và chuyển hóa. Tôi nhận ra rằng thơ haiku là những bài tập đơn giản nhưng sâu sắc để cho ta sống trọn vẹn với khoảnh khắc hiện tại, trút bỏ đi những sự hào nhoáng mà ta khoác lên người. Nhũng điều đẹp đẽ là những điều đơn giản. Và nghệ thuật đích thực không phải nằm trong tháp ngà đỉnh cao hay trong một chân trời xa xăm bảng lảng mà nằm ngay trong đời sống thường ngày sống động. Đó cũng là tinh thần của Thiền Tông, của kẻ biết thõng tay vào giữa chợ đời.Cũng như uống trà cần phải có sự nhàn nhã và yên tĩnh nhất định thì việc đọc, cảm và sáng tác haiku cũng như vậy. Chỉ khi thật sự bình yên trong tâm hồn, trở về với chính mình, gạt bỏ tất cả những sở đắc kiến thức diêm dúa đã khoác lên mình hàng ngày hàng giờ, tôi mới có thể làm đuợc thơ haiku và cảm đuợc haiku bằng những lời giản dị, gần như của con trẻ mà không phải ngại ngùng gì. Những bài thơ haiku ghi dấu những khoảnh khắc an lành như thế. Tồi vô cùng trân trọng những lời nhỏ bé đã nhắc nhỏ tôi quay về cuộc sống đích thực, hạnh phúc, chánh niệm ngay trong hiện tại mà cuộc sống đẩy đưa khiến những phút giây đó của chúng ta ngày càng ít đi, thậm chí gần như một điều xa xỉ. Biết trân trọng những điều nhỏ bé, giản dị thường ngày, chính là chìa khóa của sự hạnh phúc an vui. Đi đến tận cùng, việc sáng tác haiku có thể gọi là một nghệ thuật sống.Việc đọc và cảm thơ haiku đòi hỏi người đọc phải có chung một kinh nghiệm nhân sinh tuơng tự. Vì thơ haiku chủ yếu nhắm đến cái khoảng trống của điều không nói, của dư âm trải dài, của cái bát ngát sống động của hiện hữu nằm ngoài con chữ, nên chỉ có cùng trải qua một kinh nghiệm đó, cái thấy uyên nguyên mới gặp nhau để đồng cảm. Tôi cho rằng thơ haiku vuợt qua sự phê bình và đánh giá thông thường của lý trí để chạm đến trực giác của nguời đồng điệu, kẻ tri âm. Thơ haiku chính là một dạng “dĩ tâm truyền tâm” thông qua vài lời tối giản.Và nếu có một vài bài haiku trong tập này có thể khơi gợi nên một cuộc gặp gỡ tri âm đó thì thật là may mắn cho người viết.Sài Gòn, ngày 7/1/2018Hoàng Long