Giới thiệu Sách - Cách Mạng Công Nghệ 4.0 và Phát Triển Nguồn Lực Dân Tộc Thiểu Số (DN)
Sách - Cách Mạng Công Nghệ 4.0 và Phát Triển Nguồn Lực Dân Tộc Thiểu Số Tác giả: GS. TS. Trần Trung ( Chủ Biên) Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Đơn vị phát hành: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Ngày xuất bản: 2022 Số trang : 328 Kích thước 19 x 27 cm Loại bìa : Mềm
Nội dung : Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) đang diễn ra trên toàn thế giới là xu hướng chuyển đổi số và trao đổi dữ liệu trong các công nghệ nền tảng, bao gồm các hệ thống không gian mạng (cyber – physical system) thực – ảo, internet vạn vật (IoT), điện - toán đám mây và điện toán nhận thức (cognitive computing). Công nghiệp 4.0 tạo ra nhà máy thông minh (smart factory) với cấu trúc kiểu môđun, hệ thống thực – ảo giám sát các quy trình thực tế, tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra các quyết định. Qua internet vạn vật, các hệ thống thực – ảo giao tiếp cộng tác với nhau và với con người trong thời gian thực; với sự hỗ trợ của internet dịch vụ, dịch vụ nội hàm và dịch vụ xuyên tổ chức được cung cấp cho các bên tham gia chuỗi giá trị sử dụng. Công nghiệp 4.0 hứa hẹn những bước đột phá mới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Sự phát triển công nghệ thông tin, công cụ kỹ thuật số, hệ thống mạng kết nối và siêu dữ liệu sẽ là những công cụ và phương tiện giúp kết nối toàn cầu nói chung, đặc biệt là phương tiện kết nối các hoạt động trong đời sống xã hội của các quốc gia, vũng lãnh thổ.
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi ở Việt Nam chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 14,27% tổng dân số cả nước; hầu hết đều thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nên đời sống của người dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, giảm nghèo chưa bền vững. Nguyên nhân chủ yếu là do đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở địa bàn vùng núi cao, độ dốc lớn, thường xuyên xảy ra thiên tai; cơ sở hạ tầng yếu kém. Vì vậy, điều kiện kinh tế – xã hội, văn hoá, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. So với mặt bằng chung của đất nước thì trình độ và chất lượng của lực lượng lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn thấp, nhân lực lao động vùng dân tộc thiểu số tập trung nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ lao động có trình độ chưa cao, chủ yếu là lao động giản đơn và chưa qua đào tạo. Hơn nữa, các vùng dân tộc thiểu số, miền núi thường có địa chính trị quan trọng, nhân lực miền núi thường tập trung tại các vùng biên giới. Vì vậy, vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước chính là phát triển kinh tế, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân vùng miền núi, vùng dân tộc, giữ vững an