Giới thiệu Sách - Cái cười của thánh nhân ( NXB Trẻ )
Thông tin chi tiết : Công ty phát hành: NXB Trẻ Tác giả: Thu Giang Nguyễn Duy Cần Ngày xuất bản: 2010 Kích thước: 13x19cm Loại bìa: Bìa mềm Số trang: 330 Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Trẻ Giới thiệu sách : Cái Cười Của Thánh Nhân không chỉ là một quyển biên khảo về văn chương u mặc phương Đông, mà còn hàm chứa trong nó những giá trị nhân văn. Những câu chuyện cổ, những bài văn u mặc trong quyển sách cho ta thấy cuộc đời dưới một lăng kính khác hài hước hơn, thú vị hơn và sâu sắc hơn. Một nhà văn tây phương có viết: “Tình yêu là một vị thần bất tử, U mặc là một lợi khí, Cười là một sự bổ ích. Không có ba cái đó, không đủ nói đến văn hóa toàn diện” Cười đùa quả là một sự bổ ích, u mặc quả là một lợi khí căng thẳng, ngột ngạt, cái khô khan của những chủ thuyết một chiều, cái máy móc của tâm hồn do văn minh cơ khí điều khiển uốn nắn… đang biến loài người thành những bộ máy vô hồn, không dám nói những gì mình nghĩ, không dám làm những gì mình muốn… mà chỉ thở bằng cái mũi của kẻ khác, nhìn bằng cặp mắt của kẻ khác, nghe bằng lỗ tai của kẻ khác… theo nghệ thuật tuyên truyền siêu đẳng của văn minh cơ khí ngày nay! Một con người hoàn toàn là sản phẩm của xã hội, chưa biết sống và dám sống theo ý mình… đó là mục tiêu chính mà u mặc nhắm vào. Chính u mặc đã khiến cho bà Roland, khi lên đoạn đầu đài đã “cười to” với câu nói bất hủ này: “Ôi Tự Do, người ta đã nhân danh mi mà làm không biết bao nhiêu tội ác!” Lâm Ngữ Đường, mà trí thức Trung Hoa tặng cho danh hiệu “u mặc đại sư” có nói: “U mặc là một phần rất quan trọng của nhân sinh, cho nên khi mà nền văn hóa của một quốc gia đã đến một trình độ khá cao rồi ắt phải có một nền văn hóa u mặc xuất hiện”. U mặc xuất hiện là để đặt lại mọi nghi vấn về các giá trị thông thường của xã hội mà đời nào cũng tự do là “văn minh nhất” lịch sử! Nhà văn Georges Duhamel khuyên người Tây Phương, trong hoàn cảnh hiện thời, cần phải đặt lại tất cả mọi giá trị của văn minh, vì chưa có xã hội nào trong văn minh lịch sử mà người trong thiên hạ điêu linh thống khổ bằng! Ở xã hội Trung Hoa ngày xưa, thời Xuân Thu Chiến Quốc, một thời đại điêu linh nhất đã phải sinh ra một ông Lão, một ông Trang, để đặt lại tất cả mọi giá trị của xã hội đương thời. Nhà văn họ Lâm cho rằng: “Tinh thần ở u mặc Trung Hoa ngày xưa cũng đã thấy bàng bạc ngay trong kho tàng ca dao Trung Quốc. Trong Kinh Thi, Thiên Đường Phong, một tác giả vô danh, vì thấy rõ cái “trống không” của cuộc đời hết sức vô thường của con người, đã trào lộng hát lên: Ngài có xe ngựa, sao không cưỡi, không tế… Đợi lúc chết rồi, kẻ khác hưởng đi mất thôi! Đó là một phần nào đã bộc lộ cái trạng thái u mặc. Nhưng phải đợi đến nhân vật chủ não là Trang Châu xuất hiện, mới có được một thứ văn chương nghị luận ngang dọc… mở ra cho người đời một thứ tư tưởng và văn học u mặc hẳn hòi. Trang Tử là thủy tổ của văn học Trung Hoa. Các tung hành gia như Quỷ Cốc Tử, Thuần Vu Khôn… điều là những nhà hùng biện trào lộng thật, nhưng vẫn chưa kịp phong thái u mặc thượng thừa của Trang Châu… Nền văn Trung Hoa với “bách gia chư tử” đã phát triển rất mạnh. Người ta nhận thất rõ ràng có hai luồng tư tưởng khác nhau xuất hiện: Phái cẩn nguyện (Lấy lễ, nhạc, trang nghiêm, cung kính và nghị luận tuyệt đối một chiều làm chủ yếu), và phái siêu thoát (lấy tự do phóng túng, trào lộng u mặc, nghị luận dọc ngang làm yếu chỉ). Trong khi phái cẩn nguyện cúc cung tận tụy phò vua giúp nước, chăm chăm lấy sự “sát thân thành nhân”, “lâm nguy bất cụ” làm lẽ sống, như nhóm đồ đệ của Mặc Địch hay nhóm cân đai áo mão đồ đệ của Khổng Khâu, thì phái siêu thoát lại cười vang… cho bọn khép nép chầu chực ở sân rồng còn kém xa “loài heo tế”, hoặc giả như nhóm đồ đệ của Dương Chu, nhổ một sợi lông chân mà đổi lấy thiên hạ cũng không thèm, hoặc coi nhân nghĩa như giày dép rách, xem lễ là đầu mối của loạn ly trộm cướp… Phái Nho gia có thuyết tôn quân nên bị nhà cầm quyền khai thác lợi dụng, nhân đó mà có bọn hủ nho xuất hiện, được nhóm vua chúa nâng đỡ đủ mọi phương tiện