Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Chính Trị - Pháp Lý & Khoa Học > Sách - Cạnh tranh địa chiến lược Nga Mỹ - Tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực và trường hợp khủng hoảng Ucraina
Giới thiệu Sách - Cạnh tranh địa chiến lược Nga Mỹ - Tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực và trường hợp khủng hoảng Ucraina
Ý tưởng của cuốn sách Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ - Tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực và trường hợp khủng hoảng Ucraina của Tiến sĩ Phan Thị Thu Dung được bắt nguồn từ mong muốn trao đổi với giới chuyển môn bản chất của những tính toán địa-chiến lược nước lớn để các nước vừa và nhỏ (trong đó có Việt Nam) có thể định hướng chính sách đối ngoại sao cho bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia. Điều này càng trở nên có giá trị khi những nước vừa và nhỏ nằm trong khu vực trọng điểm, có ý nghĩa địa-chiến lược quan trọng đối với cạnh tranh chiến lược nước lớn. Nga và Mỹ là hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, đã từng là hai cực trong một trật tự thế giới cũ, tuy không còn thế đối đầu cân bằng nhau như trong Chiến tranh lạnh nhưng tình trạng cạnh tranh địa-chiến lược vẫn diễn ra gay gắt, đặc biệt biểu hiện rõ nét qua cuộc khủng hoảng Ucraina. Thông qua ba chương sách, tác giả đã làm sáng tỏ bản chất của cuộc khủng hoảng Ucraina, giải mã tác động của cuộc khủng hoảng Ucraina tới các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, cấu trúc an ninh châu Âu và các quốc gia thuộc không gian hậu Xô viết. Trên cơ sở lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực, cuốn sách xác định nguyên nhân và động cơ chính đằng sau cạnh tranh địa-chiến lược Mỹ - Nga qua cuộc khủng hoảng Ucraina. Mỹ muốn xóa bỏ “khu vực màu xám” (vùng đệm), tái khẳng định vị trí lãnh đạo toàn cầu của mình, xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, phá vỡ vành đai an ninh bao quanh lãnh thổ Nga và đe dọa trực tiếp lợi ích chiến lược cốt lõi của Nga. Việc Nga sáp nhập Crimea và tấn công quân sự tại Ucraina là kết quả của sự hoạch định chiến lược dài hạn trong tư duy khôi phục địa vị cường quốc để bảo vệ lợi ích cốt lõi bất khả xâm phạm của mình và theo như báo chí Nga đưa tin, đó là việc làm “thuận theo thời thế”. Cuộc đối đầu giữa một nước Mỹ có mục tiêu chiến lược không đổi là duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu và một trật tự quốc tế có lợi cho Mỹ với một một nước Nga luôn tìm cách vươn lên trở thành trung tâm quyền lực quan trọng, xây dựng trật tự thế giới đa cực mới, đối trọng, cạnh tranh trực diện với Mỹ, ngăn chặn xu hướng “thoát Nga” tại các khu vực chiến lược đã được thể hiện toàn diện, gay gắt và khốc liệt qua cuộc khủng hoảng Ucraina. *** CẠNH TRANH ĐỊA – CHIẾN LƯỢC NGA – MỸ (Tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực và trường hợp khủng hoảng Ucraina Daine Coyle) Phan Thị Thu Dung NXB Chính trị Quốc gia Sự thật Nhà phát hành: NXB Chính trị Quốc gia Sự thật *** Thông số cơ bản: Khổ sách: 14.5 x 20.5 cm Số trang: 326 trang Cân nặng: 300gr Hình thức: bìa mềm Phát hành: tháng 7 năm 2022 *** #CẠNH_TRANH_ĐỊA_CHIẾN_LƯỢC_NGA_MỸ #Phan_Thị_Thu_Dung #NXB_Chính_trị_Quốc_gia_Sự_thật