Châu Á là một châu lục chưa bao giờ chịu khuất phục. Không có một châu Á đơn nhất về mặt giá trị, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ hay quan trọng nhất, về chính trị. Sau Thế chiến II, việc phi thuộc địa hóa, dân chủ hóa và toàn cầu hóa thương mại tự do ảnh hưởng không đồng đều đến các quốc gia châu Á. Công nghiệp hóa và đô thị hóa phát triển nhanh chóng, đi đầu là Nhật Bản. Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á đang theo kịp ở các tốc độ và đạt được mức độ thành công khác nhau. Song, xu hướng chung đã rõ ràng. Trong khi phương Tây lao vào phục hồi sau khủng hoảng tài chính năm 2008, vượt qua các đại dương, một Thế kỷ Châu Á đang dần khởi sắc.
Một điều rõ ràng nữa là các quốc gia châu Á phải thích ứng với những thực tế mới. Khi công thức tăng trưởng của Nhật Bản là xuất khẩu sang phương Tây hiện đang bị thách thức, họ phải tìm kiếm những cỗ máy tăng trưởng mới bao gồm mở rộng mậu dịch và đầu tư trong khu vực, xây dựng cơ sở hạ tầng và kết nối con người. Và họ phải làm điều đó trong một môi trường xã hội và chính trị phức tạp hơn. Khi các quốc gia trở nên thịnh vượng hơn, chính phủ phải đối mặt với áp lực khi tầng lớp trung lưu ngày càng tăng khiến nhu cầu về truyền thông xã hội và thông tin di động của họ tăng theo.
Ở phạm vi quốc tế, quyền lực kinh tế đang dịch chuyển từ phương Tây sang phương Đông và yếu tố địa chính trị mới đang dần hình thành xung quanh các mối liên hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi mục đích của cuốn sách này không phải là đưa ra các dự báo chính xác, chúng tôi cố gắng nhận định các động cơ thúc đẩy tăng trưởng và những yếu tố làm thay đổi cuộc chơi sẽ xác định cơ chế mới của toàn cầu hướng trọng tâm vào châu Á sẽ tiến triển ra sao. Chúng tôi cố gắng phân tích các yếu tố đem đến thành công về kinh tế và chính trị tại một số quốc gia và những yếu tố gây ra thất bại tại những quốc gia khác.
Nghiên cứu chuyên sâu của chúng tôi xác định được năm xu thế lớn đặt ra những thách thức đối với châu Á trong những thập kỷ tới:
1) cuộc sống sau chính sách “nới lỏng định lượng” (QE);
2) công nghệ mới;
3) nâng cao vị thế của cá thể và nhu cầu ngày càng tăng;
4) quốc tế hóa châu Á;
5) thay đổi các mô hình nhân khẩu học.
Ngoài ra, chúng tôi xác định được năm yếu tố thay đổi cuộc chơi có thể xây dựng hoặc phá vỡ những hứa hẹn về một thế kỷ của châu Á:
1) áp lực ngày càng tăng đối với các hệ thống cầm quyền;
2) cuộc cách mạng khí đá phiến;
3) sự dịch chuyển của thương mại toàn cầu và các dòng chảy tài chính;
4) kết nối cơ sở hạ tầng;
5) vốn con người và “bẫy thu nhập trung bình”.
----------------------------- Công ty phát hành: Thái Hà NXB: NXB Chính trị Quốc Gia Sự Thật Tác giả: P Hoontrakul, C Balding, R Marwah Năm XB: 2018 Số trang: 436