Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Kinh Tế - Kinh Doanh > Sách - Chia rẽ: Tại sao chúng ta đang sống trong thời đại của những bức tường - Nhã Nam
Giới thiệu Sách - Chia rẽ: Tại sao chúng ta đang sống trong thời đại của những bức tường - Nhã Nam
Video giới thiệu sản phẩm Sách - Chia rẽ: Tại sao chúng ta đang sống trong thời đại của những bức tường - Nhã Nam. Nguồn: Shopee.
Tác giả: Tim Marshall Dịch giả: Trần Trọng Hải Minh Nhà xuất bản: Dân Trí Số trang: 396 Kích thước: 14x20.5 cm Ngày phát hành: 12-2021
Tim Marshall là ký giả kỳ cựu, nhưng ông cũng nổi tiếng không kém trong vai trò tác giả. Ông viết sáu cuốn sách, trong đó nổi tiếng nhất là Những tù nhân của địa lý, đã có ấn bản tiếng Việt, và Chia rẽ: Tại sao chúng ta đang sống trong thời đại của những bức tường.
Nếu như trong tác phẩm trước đó của mình, Những tù nhân của địa lý (2016), Marshall khẳng định nhân loại vẫn bị giam hãm trong nhà tù địa lý mặc dù đang ráo riết với giấc mơ vươn vào không gian, thì ở Chia rẽ (2018), góc nhìn trở nên thật gần hơn: trong nhà tù địa lý đó, con người vẫn dựng lên rất nhiều bức tường chia rẽ các sắc tộc, quốc gia, tín ngưỡng tôn giáo, tư tưởng chính trị, vân vân.
Mở đầu tác phẩm Marshall cho rằng những bức tường vật chỉ là phần “cái gì” của sự chia rẽ, không phải là phần “tại sao”. Tức là, những bức tường vật chất chỉ thể hiện sự chia rẽ giữa “cái gì” và “cái gì”, chưa cho ta lời giải thích “tại sao” lại có sự chia rẽ đó. Lời giải thích chính là sự chia rẽ trong tâm trí con người. Ông viết:
“Tuy nhiên, những sự chia rẽ vật chất này được phản ánh qua sự chia rẽ trong tâm trí – những ý tưởng lớn đã dẫn dắt nền văn minh của chúng ta và trao cho chúng ta bản sắc và một cảm nhận thuộc về nơi nào đó – chẳng hạn như cuộc đại ly giáo của Kitô giáo, sự chia rẽ của đạo Hồi thành Sunni và Shia”
Những ví dụ như thế thật nhiều vô kể. Trong Chia rẽ, tác giả không tỉ mỉ liệt kê và phân tích mọi vùng miền, và mọi sự chia rẽ, mà “tập trung vào những khu vực minh họa tốt nhất cho thách thức với bản sắc trong một thế giới đã toàn cầu hóa”. Trung Quốc hẳn là một ví dụ đặc sắc, một quốc gia khổng lồ tưởng chừng thống nhất dưới một chính thể và hệ tư tưởng, nhưng tiềm ẩn nhiều bất ổn tiềm tàng liên quan đến sự chia rẽ trong nội bộ. Hoa Kỳ là ví dụ thứ nhì, với sự kiện Donald Trump đắc cử tổng thống và ấp ủ kế hoạch xây một bức tường khổng lồ để ngăn dòng người nhập cư từ Mexico tràn vào. Vương quốc Anh “đã đứng vững trước những tình cảm dân tộc chủ nghĩa và sự chia rẽ giai cấp và tôn giáo trong quá khứ” nhưng nay một lần nữa lại bị thử thách. châu Âu là một ví dụ minh họa khá rõ cho một xu hướng rạn nứt đang dần thành hình trong một khối liên minh. Trung Đông vẫn sôi sục những tranh chấp xoay quanh vấn đề sắc tộc và tôn giáo. Châu Phi, có hơn 3.000 nhóm sắc tộc, với sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa, và “Bản sắc sắc tộc vẫn áp đảo ở hầu hết các quốc gia”.