Giới thiệu Sách - Chia Sẻ Tri Thức Và Đổi Mới Sáng Tạo
Tên Nhà Cung Cấp Tân Việt Tác giả PGS. TS. Nhậm Phong Tuân - TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai Nhà Xuất Bản NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội Năm Xuất Bản 2021 Kích Thước 16 x 24 cm Số trang 250 Hình thức Bìa Mềm
MÔ TẢ SẢN PHẨM : Hiện nay, một trong những thách thức lớn mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt là sự suy giảm về tăng trưởng năng suất lao động cùng với sự xuất hiện của đại dịch toàn cầu (Covid 19) dẫn tới sự suy giảm thậm chí khủng hoảng về tăng trưởng kinh tế. Nỗ lực của các quốc gia trên thế giới nhằm xử lý những vấn đề bề nổi và tạm thời sẽ có thể có tác dụng trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn các chính phủ và tổ chức/doanh nghiệp cần những giải pháp cốt lõi để giải quyết tận gốc tình trạng này. CHẾ Mặc dù Việt Nam là nước đã và đang thực hiện công nghiệp hóa và có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao kể từ khi Đổi mới (năm 1986) nhưng sự chững lại của tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây nhất cũng do sự suy giảm tăng trưởng năng suất lao động. Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam thường bàn nhiều đến vấn đề tái cơ cấu kinh tế, coi đó là giải pháp tốt nhất cho sự phát triển. Tuy tái cơ cấu kinh tế là điều tất yếu, nhưng đó mới là giải pháp tình thế trước mắt. Về lâu dài, Việt Nam cần phải tạo nguồn lực mới giúp đảm bảo tăng trưởng bền vững. Thêm nữa, Việt Nam cũng đang phải đương đầu với những thách thức nghiêm trọng khác như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn tài nguyên, thiên tai địch họa toàn cầu... Để giải quyết tốt những vấn đề đó, Việt Nam cần phải tập trung vào những vấn đề gốc và cốt lõi, đặc biệt là đổi mới sáng tạo. - Trong rất nhiều những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới đổi mới sáng tạo hiện nay thì quản trị tri thức (QTTT) luôn được coi là trọng tâm hàng đầu. QTTT ngày nay đã trở thành một cụm từ phổ biến trên thế giới như là một phương thức quản trị tiên tiến giúp doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, không ngừng tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh. Tri thức chính là nguồn lực có tầm quan trọng chiến lược nhất đối với đổi mới sáng tạo mà tổ chức đang sở hữu (Grant, 1996).