Giới thiệu Sách Chuyện Địa Danh Và Chữ Nghĩa Nam Bộ - Tái Bản
Tác giả: Huỳnh Công Tín Khổ sách: 14,5x20.5 cm Số trang: 432 trang Năm xuất bản: 2019 NXB Văn Hóa Văn Nghệ TPHCM
Đúng như Sơn Nam, khi nhận xét về công việc làm từ điển của chúng tôi khi trước, nhà văn có nói: “Chữ nghĩa quả thật là gánh nặng dành cho thế hệ trẻ”. Điều đó quá đúng với trường hợp chúng ta phải giải nghĩa từ ngữ của người xưa và nhất là đi vào việc giải thích địa danh."
Huỳnh Công Tín
Chuyện địa danh và chữ nghĩa Nam Bộ của tác giả Huỳnh Công Tín chia thành hai phần, phần Chuyện địa danh và phần Chuyện chữ nghĩa. Chuyện địa danh lý giải những địa danh như Ao Vuông, Ao bà Om, Ba Giồng, Chiêu Anh Các, Cù lao Phố, Gái Nha Mân, Gành Hào, Lăng Cha Cả…. có hơn 100 địa danh được đề cập đến. Phần Chuyện chữ nghĩa lý giải những cụm từ ít được sử dụng trong giao tiếp như Hạn bà chằn, Lưu Linh miễn tử, Hốt hụi chót, Ngựa trớ đường, Xổ nho… hoặc nghĩa của các mục từ gắn liền với những sự kiện, con người trong lịch sử mà muốn hiểu chúng phải có sự dẫn giải thêm như Bạch công tử, Hắc công tử, bá hộ, thiên hộ, dân ngũ Quảng… hay những từ ngữ có những nét nghĩa cổ và nét nghĩa địa phương có thể tạo nên sự hiểu nhầm, ngộ nhận như Thị thiềng, ghe đục, loạn cào cào, phần thủ… Tất cả không thể đủ như một quyển từ điển, nhưng với phần Chuyện chữ nghĩa được giới thiệu ở đây giúp người đọc hình dung được một số nét đặc thù về tự nhiên, xã hội, con người vùng đồng bằng Nam Bộ.